Thứ hai, 30/06/2025
  • Click để copy

60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh

07:13, 30/06/2025

60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

 46% doanh nghiệp cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Ảnh: Hoàng Hòa

 46% doanh nghiệp cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Ảnh: Hoàng Hòa

Đây là kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố.

Trong bối cảnh bất định của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ công bố mức thuế đối ứng vào ngày 2-4, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với những tác động có thể xảy ra.

Theo đó, quản lý chuỗi cung ứng vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp tại Việt Nam, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị tiếp tục tạo ra nhiều rủi ro. Ba thách thức chính được xác định bao gồm: Chi phí cung ứng tăng cao, gián đoạn các tuyến cung ứng hiện có và các vấn đề quản lý hàng tồn kho.

Để giải quyết những lo ngại này, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực đa dạng hóa nguồn cung, số hóa các quy trình chuỗi cung ứng và tăng cường quan hệ hợp tác với nhà cung cấp.

Cũng theo nghiên cứu này, xu hướng nội địa hóa ngày càng được chú trọng. Các doanh nghiệp ưu tiên tìm nguồn cung gần hơn để nâng cao độ ổn định của chuỗi cung ứng.

Gần 70% doanh nghiệp kỳ vọng thương mại nội khối ASEAN sẽ tăng tốc, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong bối cảnh biến động toàn cầu.

ASEAN tiếp tục là khu vực được quan tâm hàng đầu trong một đến ba năm tới, trong đó Thái Lan và Singapore là hai điểm đến được ưa chuộng nhất.

Ngoài châu Á, châu Âu cũng vươn lên thành thị trường chiến lược. Cứ trong 4 doanh nghiệp khảo sát có 1 doanh nghiệp xác định đây là thị trường chính cho việc mở rộng trong hiện tại và tương lai.

Các rào cản hàng đầu đối với việc mở rộng ra nước ngoài bao gồm: Tìm kiếm đối tác kinh doanh phù hợp, thiếu nguồn lực tài chính hoặc hỗ trợ pháp lý, hạn chế thông tin thị trường cũng như cơ hội hợp tác.

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hỗ trợ qua các hình thức như: Kết nối với các tập đoàn lớn có thể trở thành khách hàng chiến lược (45%); ưu đãi thuế hoặc hoàn thuế (43%); tài trợ và trợ cấp cho việc thâm nhập thị trường mới (41%).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: Số hóa và phát triển bền vững, với lần lượt 61% và 56% doanh nghiệp khảo sát.

Trong ngắn hạn, hỗ trợ tài chính vẫn là nhu cầu cấp thiết – với 73% doanh nghiệp kỳ vọng được hỗ trợ tài chính để giảm thiểu tác động từ thuế quan và 65% mong muốn có các chính sách trợ cấp hoặc miễn giảm thuế dành riêng cho những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Về dài hạn, các doanh nghiệp kêu gọi sự hỗ trợ chiến lược như ký kết các hiệp định thương mại song phương với các thị trường trọng điểm, cũng như hỗ trợ trong việc tái cấu trúc và dịch chuyển chuỗi cung ứng, với 62% doanh nghiệp tham gia khảo sát đề xuất.

theohanoimoi.vn

Tin khác

Doanh nghiệp 15 giờ trước
Đây là tuyến huyết mạch chiến lược, góp phần kết nối từ TP.HCM – Đồng Nai – Bảo Lộc – Đà Lạt và mở rộng ra đến các cảng biển như Phan Thiết, Cam Ranh, Phú Mỹ, sân bay Long Thành và toàn vùng Nam Trung Bộ.
Doanh nghiệp 23 giờ trước
Chiều 28/6, Vietravel Airlines đón tàu bay A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Doanh nghiệp 1 ngày trước
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho hay có không dưới 5 doanh nghiệp đề nghị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và con số này chưa dừng lại.
Doanh nghiệp 3 ngày trước
UBND tỉnh chính thức có công văn phản hồi Tập đoàn Sơn Hải vụ chấm thầu gói thầu xây dựng cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Doanh nghiệp 3 ngày trước
UBND TP vừa ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu Trung tâm thương mại quận với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2.085 tỉ đồng.