Thứ năm, 26/12/2024
  • Click để copy

An Giang đặt mục tiêu trên 90% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

07:03, 29/11/2024

Ngày 28.11, UBND tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ 4 - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

 Quang cảnh đại hội - Ảnh: Tô Văn

 Quang cảnh đại hội - Ảnh: Tô Văn

Phát huy truyền thống đoàn kết

An Giang là tỉnh biên giới tây nam Tổ quốc, có vị trí quan trọng mang ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh. Dân số của tỉnh trên 2 triệu người, bao gồm 29 dân tộc anh em, trong đó có 4 dân tộc tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer, Chăm cùng sinh sống ổn định lâu đời.

 An Giang là tỉnh biên giới tây nam Tổ quốc, có vị trí quan trọng mang ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh - Ảnh: Duy An

 An Giang là tỉnh biên giới tây nam Tổ quốc, có vị trí quan trọng mang ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh - Ảnh: Duy An

Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh An Giang gắn liền với công cuộc di dân, khai phá vùng đất mới của các bậc tiền nhân, với sự tham gia của đồng bào các dân tộc từ nhiều vùng, miền khác nhau, tạo nên một cộng đồng đa dạng, giàu bản sắc.

Trải qua 192 năm hình thành và phát triển của vùng đất An Giang, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh.

 An Giang luôn gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - Ảnh: Tô Văn

 An Giang luôn gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - Ảnh: Tô Văn

Hòa thượng Chau Sơn Hy, Phó trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang cho biết, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo cùng các vị chức sắc trong tôn giáo thường xuyên phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”.

 An Giang là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với hơn 97.000 người dân tộc thiểu số - Ảnh: Duy An

 An Giang là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với hơn 97.000 người dân tộc thiểu số - Ảnh: Duy An

Ông Nguyễn Phú, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang chia sẻ: “Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, đại hội chính thức diễn ra trong niềm vui của các đại biểu và cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây là sự kiện đặc biệt, nhằm đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của tỉnh 5 năm qua; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, ngành đối với đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số. Qua đó, tiếp tục củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển”.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Phát biểu tại đại hội, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà cho biết, tỉnh An Giang là một địa phương có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, với hơn 97.000 người dân tộc thiểu số, chiếm 5,26% tổng dân số toàn tỉnh. Mặc dù vậy, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh An Giang luôn đón nhận được sự quan tâm sâu sắc, toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền; được thụ hưởng đầy đủ mọi chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; sự yêu thương, đùm bọc, sẻ chia của toàn thể quân và dân tỉnh nhà.

 Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại đại hội - Ảnh: Tô Văn

 Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại đại hội - Ảnh: Tô Văn

“Đặc biệt, tôi rất ấn tượng về việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và những con số phản ánh về thành quả giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập bằng chính sự sáng tạo, cần cù, chịu khó, tự lực, tự cường của đồng bào như: tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3% so với năm 2020; nâng thu nhập lên 61 triệu đồng (tăng 1,3 lần so năm 2020).

Hiện có 8 di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 6 di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Khmer và Chăm. Bên cạnh đó, có hơn 20 làn điệu âm nhạc cổ truyền của dân tộc Chăm, nghệ thuật múa lân, sư, rồng của dân tộc Hoa.

Ngoài ra tỉnh còn lưu giữ nhiều tự liệu về nghệ thuật Dì Kê, dàn Chà-Pây của dân tộc Khmer, quan tâm đầu tư phát triển các ngành nghề thủ công mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc như dệt thổ cẩm, tranh lá thốt nốt, đường thốt nốt.

Những thành quả đó chứng tỏ sự nỗ lực không mệt mỏi của hơn 97.000 đồng bào dân tộc thiểu số đã đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của tỉnh An Giang, góp phần xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội , được Trung ương khen ngợi, đánh giá cao”, bà Hà khẳng định.

 An Giang đặt mục tiêu trên 90% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới - Ảnh: Duy An

 An Giang đặt mục tiêu trên 90% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới - Ảnh: Duy An

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ 4 - năm 2024 đề ra mục tiêu đến năm 2029, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2%; 100% xã, phường, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã, được nâng cấp trải nhựa hoặc bê tông hóa.

Bên cạnh đó, phấn đấu có 100% đường giao thông khóm, ấp đến trung tâm xã được cứng hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác; trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Ngoài ra, đại hội cũng đặt mục tiêu đến năm 2029, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 35 – 40% (trong đó có ít nhất 50% là lao động nữ). Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 3% - 4%.

Đại hội đề ra mục tiêu cơ bản không còn các xã, ấp đặc biệt khó khăn; trên 90% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới; xóa tình trạng nhà ở tạm, nhà dột nát trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch sắp xếp nơi ở an toàn cho các hộ dân tộc thiểu số đang cư trú nơi có nguy cơ sạt lở; ngăn chặn tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái.

Nguồn:1thegioi.vn

Tin khác

Nông thôn mới 1 ngày trước
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã chủ trì hội nghị đối thoại giữa thường trực UBND tỉnh với nông dân tỉnh năm 2024 về chủ đề “Phát huy nội lực, lợi thế của tỉnh, thúc đẩy liên kết sản xuất trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới", diễn ra vào sáng 25.12.
Nông thôn mới 1 ngày trước
Ban tổ chức chương trình Hỗ trợ nông dân tái thiết cuộc sống sau bão lũ ở Hải Dương mong muốn từ 20 triệu đồng hỗ trợ, bà con có lãi hơn 100 triệu đồng.
Nông thôn mới 2 ngày trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024.
Nông thôn mới 3 ngày trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Nông thôn mới 3 ngày trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 21/12/2024 công nhận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.