Thứ bảy, 21/12/2024
  • Click để copy

Bộ Nông nghiệp và Ngân hàng Thế giới bàn giải pháp phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao

08:05, 24/09/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cùng Ngân hàng Thế giới (WB) vừa thảo luận về việc triển khai dự án phát triển bền vững 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF).

 Việt Nam nhận 40 triệu đô la Mỹ để phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Trung Chánh

Chiều 23-9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới để thảo luận về việc ký kết thỏa thuận chi trả giảm phát thải nhằm hỗ trợ dự án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, TTXVN đưa tin.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, mô hình trồng lúa chất lượng cao đã mang lại hiệu quả đáng kể, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất 30% và tăng thu nhập đáng kể. Đề án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao uy tín của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự tham gia tích cực của người dân đã chứng minh tiềm năng to lớn của mô hình này.

Đại diện đoàn công tác cho biết, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) đã cam kết tài trợ là khoảng 33,3 triệu đô la Mỹ, số tiền này có thể tăng lên đến 40 triệu đô la Mỹ.

Việc giải ngân kinh phí sẽ được thực hiện theo cơ chế chi trả dựa trên kết quả và theo 2 giai đoạn, có hiệu lực trong 12 tháng. Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ phê duyệt tài trợ bằng việc ký thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA).

Bên cạnh đó, quỹ sẽ tài trợ 2 triệu đô la Mỹ để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực hiện các cam kết về giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris.

Tại cuộc họp, hai bên đã đi sâu vào các nội dung cụ thể như hoàn thiện quyết định hợp tác về quỹ TCAF, thống nhất phương pháp đo lường và xác nhận lượng khí thải từ sản xuất lúa, đồng thời thảo luận về các cơ chế thị trường carbon quốc tế và quy trình thực hiện tại Việt Nam.

Ngoài ra, hai bên đã phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc phê duyệt và triển khai hợp tác với quỹ TCAF và  thảo luận về các chính sách cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho dự án.

Nguồn:thesaigontimes.vn

Tin khác

Nông nghiệp xanh 1 ngày trước
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31.12.2030.
Nông nghiệp xanh 1 ngày trước
Ngày 19/12, tại TP Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và một số đơn vị tổ chức diễn đàn Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Nông nghiệp xanh 3 ngày trước
Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.
Nông nghiệp xanh 4 ngày trước
Năm 2024 là một năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu. Giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt trên 62 tỷ USD tăng trên 18% so năm 2023, với 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Nông nghiệp xanh 1 tuần trước
Chính phủ Cuba đã ban hành một số chính sách ưu tiên nhà đầu tư nước ngoài đến phát triển lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Trên tinh thần đảm bảo lợi ích giữa hai bên, Bộ trưởng Nông nghiệp Cuba kêu gọi các doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam quan tâm và tìm hiểu đầu tư tại Cuba.