Thứ hai, 07/07/2025
  • Click để copy

Cá tra, basa, rô phi bơi nửa bán cầu chinh phục thị trường Brazil, chuyên gia lý giải thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế

07:49, 07/07/2025

Lô hàng cá tra, basa và cá rô phi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Brazil trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva. Ngoài thủy sản, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong ngành cà phê, gạo...

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa 5/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về quan hệ song phương cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa 2 nước trong thời gian tới.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trong đó có thương mại quốc phòng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khai thác và thương mại khoáng sản, ethanol và năng lượng sinh khối, chuyển đổi số, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, tư pháp.

Trong dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đã chứng kiến lô thịt bò đầu tiên của Brazil xuất khẩu sang Việt Nam và Việt Nam đã xuất lô hàng cá tra, basa và cá rô phi sang Brazil.

Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam. Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, hai bên nhất trí ký hiệp định về bảo đảm an ninh lương thực ổn định, lâu dài cho Brazil, trong đó, Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo để ổn định lương thực cho Brazil.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong ngành cà phê, thúc đẩy hình thành liên minh sản xuất và xuất khẩu cà phê, nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê chung và nâng tầm văn hoá thưởng thức cà phê gắn với văn hóa hai dân tộc.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva chứng kiến Lễ công bố lô hàng xuất khẩu cá tra, basa và cá rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil và Lễ công bố lô hàng xuất khẩu thịt bò đầu tiên của Brazil sang Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

 Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva chứng kiến Lễ công bố lô hàng xuất khẩu cá tra, basa và cá rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil và Lễ công bố lô hàng xuất khẩu thịt bò đầu tiên của Brazil sang Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

Với việc, cá tra, basa và cá rô phi của Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đã mở ra cơ hội rất lớn cho ngành thủy sản Việt Nam gia tăng giá trị, mở rộng thêm các thị trường.

Theo bà Lê Hằng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Brazil là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp thủy sản lớn thứ hai cho Brazil, chiếm 17% tổng khối lượng nhập khẩu và 9% giá trị thị phần.

Trong đó, với thế mạnh về cá tra Việt Nam, năm 2024, cá tra chiếm gần 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Brazil, đạt 129,3 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2023.

Bà Hằng cho hay, cá tra Việt Nam, với giá thành thấp và chất lượng ổn định là lựa chọn lý tưởng cho phân khúc trung lưu và bình dân tại Brazil. Ngoài cá tra phi lê đông lạnh, các sản phẩm giá trị gia tăng như chả cá, cá viên, hay tôm bóc vỏ IQF có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tiện lợi, đặc biệt tại các siêu thị và nhà hàng ở đô thị lớn. So với các sản phẩm cao cấp từ Chile hay EU, thủy sản Việt Nam có lợi thế về giá, giúp mở rộng thị phần trong bối cảnh Brazil ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm phù hợp túi tiền.

 Việc Brazil nhập khẩu cá tra, basa và cá rô phi của Việt Nam giúp ngành thủy sản mở ra cơ hội rất lớn để gia tăng giá trị, mở rộng thị trường. Ảnh: VASEP

 Việc Brazil nhập khẩu cá tra, basa và cá rô phi của Việt Nam giúp ngành thủy sản mở ra cơ hội rất lớn để gia tăng giá trị, mở rộng thị trường. Ảnh: VASEP

Brazil đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Nam Mỹ, Brazil mang lại cơ hội để doanh nghiệp thủy sản mở rộng thị phần. Đàm phán với khối MERCOSUR, trong đó Brazil là thành viên, có thể dẫn đến các ưu đãi thuế, giúp thủy sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với Ấn Độ hay Thái Lan.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh mức thuế cao tại Mỹ và Trung Quốc, Brazil là điểm đến chiến lược để Việt Nam giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Với 26 doanh nghiệp như Hùng Cá, Cadovimex, Nam Việt, và Hoàng Long đang hoạt động tại Brazil, Việt Nam có nền tảng vững chắc để khai thác sâu hơn thị trường này.

Đối với cá rô phi, việc xuất khẩu trở lại thị trường Brazil kể từ khi nước này dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập cá rô phi từ Việt Nam hồi cuối tháng 4 vừa qua sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Xuất khẩu cá rô phi trở lại vào thị trường Brazil cũng sẽ góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói chung, từng bước cân bằng cán cân thương mại và hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương 2 nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2030.

theodanviet.vn

Tin khác

Nông - lâm - thủy sản 3 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông lâm thủy sản tương ứng với ba mức thuế mà Mỹ có thể áp dụng, ban hành kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu để đạt 65 tỉ USD.
Nông - lâm - thủy sản 3 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng 3 kịch bản về tác động của thuế đối ứng của Mỹ với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Nông - lâm - thủy sản 3 ngày trước
Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông lâm sản hàng hóa. Để phát triển bền vững, các địa phương cần đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư hạ tầng logistics và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sâu vào chuỗi giá trị.
Nông - lâm - thủy sản 4 ngày trước
Hiện rất nhiều loại nông sản, đặc sản của từng vùng miền, địa phương được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Nông - lâm - thủy sản 5 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.