Thứ hai, 05/05/2025
  • Click để copy

Các dự báo về tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam

07:47, 04/03/2025

Hàng loạt các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025.

Tang-Truong-Gdp

Tổ chức quốc tế đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Vừa qua, Chính phủ đã đề xuất Trung ương, Quốc hội phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Trung ương đã ban hành Kết luận 123 ngày 24.1, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ngày 19.2 và Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 cho các địa phương, bộ ngành.

Trao đổi với Lao Động, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam đánh giá, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025. Tuy nhiên, đây không phải là một mục tiêu dễ dàng đạt được, mà đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các chủ thể trong nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, cần phải xác định rõ các động lực quan trọng có thể thúc đẩy tăng trưởng.

"Đầu tiên, phải nói đến đầu tư công. Đây là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là một động lực lớn để có thể đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Song song với việc đẩy mạnh đầu tư công cần huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân một cách hiệu quả.

Tiêu dùng nội địa cũng là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy doanh thu dịch vụ và bán lẻ nội địa. Tiếp đến là xuất khẩu - một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng và là động lực chủ yếu cho nền kinh tế" - TS. Lê Duy Bình phân tích.

Đánh giá về mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam, ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) đánh giá việc Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao 8% hoặc thậm chí 2 con số là hoàn toàn có thể, như kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 với mức tăng trưởng trên 7%.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) duy trì quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 và nâng dự báo trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2%.

Dự báo của ADB dựa trên hiệu suất xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam, bao gồm cả ngành sản xuất, hiệu suất đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vững chắc, được hỗ trợ bởi xu hướng điều chỉnh tiền tệ toàn cầu và giá hàng hóa toàn cầu ở mức vừa phải (bao gồm giá dầu thô).

Ở một góc nhìn khác, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra kỳ vọng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 là khoảng 6,5%, đưa Việt Nam một lần nữa trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. So với các quốc gia khác trong khu vực, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vượt qua mức tăng của Philippines (6,1%), Campuchia (5,5%), Indonesia (5,1%) và Thái Lan (2,9%).

Còn theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỉ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu. 

Nguồn:laodong.vn

Tin khác

Kinh tế xanh 2 giờ trước
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ đề xuất bố trí 3% tổng chi ngân sách nhà nước năm 2025 cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kinh tế xanh 4 ngày trước
Ô đất ký hiệu N02 số 275 Nguyễn Trãi sẽ được xây dựng nhà ở xã hội với 408 căn hộ. Trước đó, theo kết luận thanh tra, vị trí ô đất này bị thu hồi để chuyển mục đích sử dụng đất.
Kinh tế xanh 5 ngày trước
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và các thương nhân phân phối xăng dầu về việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu.
Kinh tế xanh 1 tuần trước
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tín dụng xanh nổi lên như một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, dù còn nhiều khó khăn, tiềm năng phát triển tín dụng xanh vẫn được đánh giá cao nhờ nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý và sự vào cuộc của ngành ngân hàng.
Kinh tế xanh 1 tuần trước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 203/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các Bộ, địa phương về tình hình đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.