Thứ năm, 27/03/2025
  • Click để copy

Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

07:17, 27/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường sau sáp nhập.

Đây là nội dung Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về   gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Dự thảo Nghị quyết dành Điều 12 để quy định việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính.

 Ảnh minh hoạ. 

 Ảnh minh hoạ. 

Theo đó, việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. 

Về tổ chức chính quyền địa phương sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cùng cấp, cơ quan soạn thảo đề xuất thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch HĐND xã, phường sau sắp xếp.

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ: “Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các uỷ viên UBND xã, phường sau sắp xếp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND, UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho đến khi UBND khóa mới được bầu ra”.

Ngoài ra, theo dự thảo, đại biểu HĐND của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Phường mới ở những đô thị không tổ chức HĐND thì tiếp tục không tổ chức. Việc tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2026-2031 thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Về khóa của HĐND ở đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, dự thảo quy định, trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của HĐND ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục tính theo khóa của HĐND ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi.

Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp khác tên gọi của các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của HĐND ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.

Dự thảo Nghị quyết cũng đề cập đến việc tổ chức các cơ quan thuộc HĐND, các cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh ở đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Cụ thể, nhập nguyên trạng các ban của HĐND cấp tỉnh có cùng chức năng, nhiệm vụ với nhau.

Trường hợp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh có tổ chức Ban Dân tộc thuộc HĐND cấp tỉnh với đơn vị hành chính cấp tỉnh không tổ chức Ban Dân tộc thuộc HĐND cấp tỉnh thì khi hình thành đơn vị hành chính cấp tỉnh mới vẫn tổ chức Ban Dân tộc thuộc HĐND cấp tỉnh cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh có cùng chức năng, nhiệm vụ; đối với các cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác không cùng chức năng, nhiệm vụ thì việc thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quy định của Chính phủ.

Theokienthuc.net.vn

Tin khác

Tin tức 1 giây trước
Bộ Nội vụ đề xuất chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường sau sáp nhập.
Tin tức 23 giờ trước
Kho hàng rộng hàng trăm mét vuông ở huyện Gia Lâm bất ngờ bốc cháy dữ dội trong đêm.
Tin tức 1 ngày trước
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, là dấu mốc son đặc biệt trên con đường phát triển của đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới...
Tin tức 1 ngày trước
Chủ tịch Quốc hội cho biết dự kiến sau sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành; giảm 60-70% cấp xã và không còn cấp huyện
Tin tức 1 ngày trước
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng theo dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự luật này nhằm tinh gọn tổ chức, tăng cường phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền.