Thứ sáu, 27/12/2024
  • Click để copy

Chuyển đổi số tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm OCOP

16:34, 03/11/2024

Chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt, chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Hướng tới phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử, thúc đẩy giao thương, nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, và tăng trưởng sản phẩm OCOP nói riêng, góp phần tăng tổng sản phẩm nông-lâm nghiệp trong khu vực.

 Cải bắp tím, một loại sản phẩm được ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

 Cải bắp tím, một loại sản phẩm được ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Đơn cử một số HTX trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm OCOP. Thời gian qua, để quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm trà long nhãn, các HTX đã cùng các thành viên tập trung kinh phí đầu tư máy móc hiện đại sản xuất trà long nhãn cũng như ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, các HTX sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok... để mở rộng khách hàng, kết nối với các đơn vị tiêu thụ.

Các chủ thể sản phẩm OCOP trong tỉnh Hưng Yên đã thực hiện quảng bá, tiêu thụ thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, TikTok, Facebook, YouTube; trên 80% số chủ thể đã quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khâu quảng bá, tiêu thụ đã góp phần gia tăng giá trị sản phẩm OCOP trung bình 15 - 20%.

Sự chủ động, nắm bắt nhanh lợi thế của các nền tảng mạng xã hội đã giúp cho sản phẩm của các HTX tiếp cận được với đông đảo khách hàng, góp phần giải quyết việc làm cho các thành viên và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Ngoài ra, chuyển đổi số đã giúp các HTX liên kết với các đối tác, kết nối với các đơn vị thu mua để xuất khẩu sản phẩm, trao đổi với người dân vùng trồng nguyên liệu về quy trình, kỹ thuật chăm sóc bảo đảm đạt tiêu chuẩn, yêu cầu về sạch, an toàn. Cũng từ chuyển đổi số, HTX có thể tìm hiểu, nâng cao nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, từ đó lượng tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra cũng bán tốt hơn.

Một HTX ở tỉnh Thái Nguyên cho biết sau 5 giờ livestream, các chủ thể trồng na đã bán 1.980 đơn, trong đó bán trực tuyến 9,7 tấn na và bán trực tiếp 5,6 tấn cho khách tham quan; ngoài ra đã bán 500 đơn các sản phẩm khác như trà, miến, bánh chưng, măng... Việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử giúp xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên ngày càng mạnh mẽ.

Một chủ thể sản phẩm OCOP khác là HTX rau an toàn ở Hải Dương cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Anh Nguyễn Văn Minh, Giám đốc HTX này cho biết HTX có 2 sản phẩm OCOP gồm cải bắp và cà chua. HTX đã quảng bá quá trình sản xuất, thu hoạch rau trên các nền tảng mạng xã hội, cung cấp thông tin về sản lượng rau màu thu hoạch từng ngày để các tập thể, cá nhân biết và đặt mua. Nhờ đó, ngoài tiêu thụ thuận lợi cho khách hàng mua lẻ, HTX còn phân phối cho nhiều bếp ăn trường học, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hiệu quả kinh tế tăng khoảng 25 - 30%.

 Ruộng cải bắp OCOP của HTX

 Ruộng cải bắp OCOP của HTX

Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại làm động lực và chuyển đổi số là nền tảng, chương trình OCOP hướng tới mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững cho sản phẩm OCOP, đặc biệt thông qua kết nối với các kênh phân phối hiện đại, phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và thị trường. Các chủ thể OCOP chủ động áp dụng chuyển đổi số trong các giai đoạn sản xuất, chế biến và quảng bá sản phẩm như áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc kết hợp mã QR; giới thiệu sản phẩm thông qua mạng xã hội.

 Cà chua được các HTX trồng với công nghệ chăm sóc đặc biệt

 Cà chua được các HTX trồng với công nghệ chăm sóc đặc biệt

Có thể nói, việc mở rộng quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội bằng nhiều hình thức đã góp phần giúp sản phẩm OCOP của các vùng nông thôn đến gần hơn, nhanh hơn với người tiêu dùng cả nước, hướng tới mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương trên thị trường. Hơn thế, qua kết nối với các kênh phân phối hiện đại, các chủ thể OCOP đã chủ động áp dụng chuyển đổi số trong các công đoạn sản xuất, chế biến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng QR để đáp ứng yêu cầu với sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và thị trường.

Nguồn:1thegioi.vn

Tin khác

Sản phẩm 22 giờ trước
Phú Thọ thêm mới 99 sản phẩm OCOP, nâng lũy kế lên 306 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao. Đặc biệt có 3 huyện Yên Lập, Thanh Thủy và Lâm Thao đạt 100% xã có sản phẩm OCOP.
Sản phẩm 1 ngày trước
2 sản phẩm mà tỉnh Quảng Ngãi đề xuất Trung ương xem xét công nhận OCOP 5 sao gồm mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza và tỏi Lý Sơn.
Sản phẩm 2 ngày trước
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang tới gần, thời điểm này, các DN, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang đẩy mạnh sản xuất để tăng lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà tặng của khách hàng.
Sản phẩm 3 ngày trước
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2025.
Sản phẩm 6 ngày trước
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền.