Thứ sáu, 27/12/2024
  • Click để copy

EU tăng tần suất kiểm tra đối với sầu riêng Việt Nam

07:45, 25/12/2024

Do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, EU đã tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20%.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa có thông báo gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam liên quan đến việc sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ 3 vào EU.

Theo đó, đối với sầu riêng, căn cứ Điều 5 và Điều 6 của Quy định (EU) 2019/1793, do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20%.

 Do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, EU đã tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20%.

 Do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, EU đã tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20%.

Đối với quả thanh long, ớt và đậu bắp, EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới. Cả 3 sản phẩm này khi nhập khẩu vào EU phải kèm theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo Văn phòng SPS, định kỳ 6 tháng một lần, EU sẽ xem xét việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của nhà nhập khẩu để sửa đổi tần suất kiểm tra biên giới đối với từng sản phẩm.

Nếu tuân thủ tốt các quy định về an toàn thực phẩm, mặt hàng nhập khẩu sẽ được "nới lỏng", bao gồm các biện pháp như không bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm và có chứng nhận chính thức khi xuất khẩu sang EU, đồng thời tần suất lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu cũng giảm đi.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ước tính kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12 đạt 474 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2024 lên 7,1 tỷ USD - con số kỷ lục của ngành rau quả Việt Nam.

Sầu riêng vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của rau quả Việt Nam với kim ngạch ước đạt khoảng 3,3 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2023. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số như: Chuối, xoài, mít, dừa, dưa hấu, nhãn…

Nguồn:nguoiduatin.vn

Tin khác

Nông - lâm - thủy sản 1 ngày trước
Do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, EU đã tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20%.
Nông - lâm - thủy sản 2 ngày trước
Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD.
Nông - lâm - thủy sản 5 ngày trước
"Trong năm 2025, chúng ta không nên quá kì vọng vào sự tăng trưởng của ngành trái cây nói riêng và nông sản nói chung, mà nên chú trọng tăng cường "sức khoẻ" của ngành; tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm ứng phó tốt hơn với các biến đổi ngày càng khó của thị trường".
Nông - lâm - thủy sản 6 ngày trước
Để hiểu rõ thêm về các kết quả của xuất khẩu thủy sản năm 2024 và định hướng thị trường trong năm 2025, PV Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Nông - lâm - thủy sản 1 tuần trước
Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỉ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.