Thứ bảy, 21/12/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Thường Tín có thêm xã nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao

08:13, 19/12/2024

Ngày 18-12, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.

 Các công trình hạ tầng ở Văn Bình đã được đầu tư xây dựng khang trang gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Mai

 Các công trình hạ tầng ở Văn Bình đã được đầu tư xây dựng khang trang gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Mai

Xã Văn Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã huy động được hơn 328 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí. Hiện tại, cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại: 100% các tuyến đường giao thông được đầu tư trải nhựa hoặc bê tông; xã có 3 trường học 3 cấp đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Năm 2023, Trạm Y tế xã được đầu tư xây dựng mới và đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 83,2 triệu đồng.

 Hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại Lê Lợi. Ảnh: Nguyễn Mai

 Hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại Lê Lợi. Ảnh: Nguyễn Mai

Đối với 3 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh, điểm chung của các địa phương này là đều có ngành nghề nông thôn rất phát triển. Với xã Lê Lợi, xã có nghề thêu truyền thống. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có chợ gia cầm Hà Vĩ, buôn bán nhộn nhịp, thu hút hàng trăm hộ gia đình trong xã tham gia. Đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 78,5 triệu đồng.

 Sản xuất chăn, ga, gối, đệm ở làng nghề Trát Cầu, xã Tiền Phong phát triển mạnh. Ảnh: Nguyễn Mai

 Sản xuất chăn, ga, gối, đệm ở làng nghề Trát Cầu, xã Tiền Phong phát triển mạnh. Ảnh: Nguyễn Mai

Tại xã Tiền Phong, 4 thôn đều có nghề, trong đó thôn Trát Cầu và Ngọc Động có sản xuất nghề chăn, ga, gối, đệm; thôn Thượng Cung có nghề mộc dân dụng; thôn Định Quán có nghề mộc điêu khắc. Đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 82 triệu đồng.

Trong khi đó, xã Tân Minh lại nổi tiếng với các vùng sản xuất rau gia vị, như: Húng láng, tía tô, kinh giới, răm, mùi… với hơn 218ha, thu hút hàng trăm hộ gia đình tham gia. Đối với vùng trồng rau gia vị, các hộ đều ứng dụng biện pháp tưới tiết kiệm, sản phẩm đã tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở Tân Minh đạt hơn 72 triệu đồng/năm.

 Vùng trồng rau gia vị của xã Tân Minh thu hút hàng trăm hộ gia đình tham gia. Ảnh: Nguyễn Mai

 Vùng trồng rau gia vị của xã Tân Minh thu hút hàng trăm hộ gia đình tham gia. Ảnh: Nguyễn Mai

Đại diện cho người dân địa phương, ông Phan Đình Quy, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tiền Phong cho biết, xây dựng nông thôn mới đã tạo thành phong trào sâu rộng. Kinh nghiệm là cán bộ cơ sở tâm huyết, nhiệt tình vận động, tuyên truyền để nhân dân hiểu. Từ đó, nhân dân đã hiến đất, đóng góp kinh phí rất lớn để xây dựng đường giao thông và các công trình tâm linh.

Đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Ngọ Văn Ngôn cho biết, đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, xã Văn Bình đủ điều kiện hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên 3 lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo; 3 xã Lê Lợi, Tiền Phong, Tân Minh hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Nguồn:hanoimoi.vn

Tin khác

Nông thôn mới 4 giờ trước
Ông Trương Quốc Điền, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, sau hơn 13 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện đã đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM.
Nông thôn mới 2 ngày trước
Ngày 18-12, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Nông thôn mới 4 ngày trước
Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng bộ, khang trang.
Nông thôn mới 1 tuần trước
Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM) nên mạng lưới hạ tầng, đường sá ở huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) được đầu tư đồng bộ, khang trang. Từ những thành quả đạt được, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương được nâng cao.
Nông thôn mới 1 tuần trước
Qua tổng hợp sơ bộ, tỉnh Sóc Trăng dự kiến hỗ trợ xóa nhà tạm nhà dột nát cho khoảng 8.433 hộ trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí hơn 443 tỉ đồng. Tỉnh phấn đấu hoàn thành trước ngày 30.9.2025.