Thứ ba, 29/04/2025
  • Click để copy

Nhà ở xã hội được Chính phủ đề nghị rút 70% thủ tục

07:20, 29/04/2025

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù cho phép cắt giảm tới 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, tương ứng từ khoảng 300 ngày xuống còn tối đa 75 ngày.

Mới đây, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Nghị quyết thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Cụ thể, đối với các dự án nhà ở xã hội không sử dụng vốn đầu tư công, UBND cấp tỉnh sẽ được trao quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồng thời, giao trực tiếp cho nhà đầu tư đủ điều kiện thực hiện dự án, không cần thông qua hình thức đấu thầu như quy định hiện hành.

Với đề xuất thay đổi này, thời gian thực hiện thủ tục đầu tư được rút ngắn từ khoảng 300 ngày xuống còn tối đa 75 ngày, tương đương rút ngắn hơn 200 ngày so với quy định hiện hành (tương ứng giảm 70%).

 Nhà ở xã hội đang lấy đà 'tăng tốc'. Ảnh: Hồng Trâm

 Nhà ở xã hội đang lấy đà "tăng tốc". Ảnh: Hồng Trâm

Điều kiện để nhà đầu tư được giao dự án, dự thảo quy định một số điều kiện cụ thể. Theo đó, nhà đầu tư phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản; đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu; có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư đối với dự án dưới 20 ha và 15% đối với dự án từ 20 ha trở lên.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng lý giải: Đề xuất bỏ đấu thầu là do Nhà nước quản lý chặt chẽ về lợi nhuận định mức, giá thành, giá bán và diện mua nhà. Do đó, đấu thầu không mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà chỉ làm chậm tiến độ.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đồng ý với đề xuất cắt giảm thủ tục nhưng yêu cầu Chính phủ bổ sung cơ chế giám sát, kiểm soát để tránh tiêu cực và lãng phí. Đồng thời, Ủy ban đề nghị làm rõ các tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư khi có nhiều đơn vị cùng đăng ký, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thực hiện.

 Thủ tục đầu tư được rút ngắn từ khoảng 300 ngày xuống còn tối đa 75 ngày, tương đương rút ngắn hơn 200 ngày. Ảnh: I.T

 Thủ tục đầu tư được rút ngắn từ khoảng 300 ngày xuống còn tối đa 75 ngày, tương đương rút ngắn hơn 200 ngày. Ảnh: I.T

Ngoài cơ chế rút ngắn thời gian, dự thảo nghị quyết còn đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ khác. Chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 13% tổng chi phí đầu tư, cao hơn so với quy định trước đây.

Chính phủ cũng đề xuất thành lập "Quỹ phát triển nhà ở xã hội Quốc gia" và miễn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và hợp tác xã trong khu công nghiệp được phép thuê nhà ở xã hội để bố trí chỗ ở cho người lao động, đồng thời nhận hỗ trợ về quỹ đất, giải phóng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật.

Dự thảo nghị quyết này dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp khai mạc đầu tháng 5/2025. Nếu được phê duyệt, các cơ chế đặc thù này sẽ tạo động lực mạnh mẽ để phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động và các đối tượng thu nhập thấp tại Việt Nam.

Tin khác

Doanh nghiệp 12 giờ trước
Theo ông Bùi Đức Thái, với doanh nghiệp nhỏ, thị trường nội địa vẫn rất tiềm năng, không phải cứ ra nước ngoài là tốt, quan trọng là chọn đúng hướng và đi chắc từng bước.
Doanh nghiệp 2 ngày trước
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ đã lên tiếng chia sẻ góc nhìn về vấn đề này.
Doanh nghiệp 3 ngày trước
Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo Tập đoàn T&T Group – một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn tại Việt Nam – nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Doanh nghiệp 4 ngày trước
Việt Nam cam kết thúc đẩy thương mại công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp 4 ngày trước
Từ ngày 1-6 tới, hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo chuyên gia, việc này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân, xây dựng hệ sinh thái kinh doanh minh bạch.