Thứ ba, 17/06/2025
  • Click để copy

Xử lý tài sản công khi cơ quan sáp nhập, chấm dứt hoạt động

15:25, 03/03/2025

Chính phủ đã sửa quy định về xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Tai-San-Cong-Sap-Nha

Cơ quan nhà nước thuộc đối tượng thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan. Ảnh minh họa: VGP

Từ ngày 1.3, các cơ quan, đơn vị mới chính thức đi vào hoạt động sau thời gian khẩn trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã giảm đáng kể số đầu mối, cơ quan, trong đó tổ chức bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, ngành) và 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan).

Cùng với Trung ương, bộ máy các cơ quan Đảng và các cơ quan hành chính mới của các địa phương trên cả nước chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan, địa phương phải thực hiện là xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Về vấn đề này, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28.2.2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Cơ quan nhà nước thuộc đối tượng thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan; chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản không phải của cơ quan (nhận giữ hộ, tài sản mượn, thuê...), cơ quan nhà nước thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp sáp nhập, hợp nhất (gồm cả trường hợp thành lập cơ quan, đơn vị mới trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan, đơn vị hiện có) thì pháp nhân sau khi sáp nhập, hợp nhất được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan bị sáp nhập, hợp nhất.

Phải có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.

Xác định tài sản dôi dư (không còn nhu cầu sử dụng theo bộ máy mới) hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định của luật và nghị định này để lập hồ sơ, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục thực hiện các nội dung chưa hoàn thành đối với các tài sản đã có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền trước khi sáp nhập, hợp nhất mà đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, cơ quan nhà nước bị sáp nhập, hợp nhất chưa xử lý xong.

Trường hợp chia tách, cơ quan nhà nước thuộc đối tượng thực hiện chia tách có trách nhiệm lập phương án phân chia tài sản hiện có và phân công trách nhiệm xử lý các tài sản đang trong quá trình xử lý cho các pháp nhân mới sau khi chia tách, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chia tách phê duyệt.

Sau khi hoàn thành việc chia tách, các pháp nhân mới có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và hoàn thành việc xử lý các tài sản đang trong quá trình xử lý theo trách nhiệm được phân công.

Bộ trưởng, HĐND cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Theo Thông báo số 262/TB-BTC, tính đến 8h ngày 28.2.2025, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc đăng ký kiểm kê tài sản công.

Các địa phương có tiến độ thực hiện chậm so với tiến độ chung của cả nước gồm: An Giang, Quảng Ngãi, Nam Định, Bạc Liêu, Hưng Yên, Tây Ninh, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bình Dương, Đắk Lắk, Điện Biên, Kon Tum, Sóc Trăng, Bến Tre, Thanh Hóa.

Về đăng ký đối tượng kiểm kê, hiện vẫn còn một lượng lớn bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê. 

Nguồn:laodong.vn

Tin khác

Kinh tế xanh 14 giờ trước
Việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng nhằm phát triển nơi đây thành trung tâm kinh tế, logistics và công nghệ mang tầm khu vực.
Kinh tế xanh 21 giờ trước
Trong 4 ngày đàm phán, đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.
Kinh tế xanh 1 ngày trước
Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc trở thành nước đối tác của nhóm BRICS, đồng thời khẳng định việc này nhằm đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển.
Kinh tế xanh 5 ngày trước
Dã có nhiều văn bản chỉ đạo từ trung ương, hàng chục trụ sở xã tại Hà Tĩnh vẫn bị bỏ hoang sau 5 năm sáp nhập. Bộ Tài chính đề nghị địa phương phối hợp chặt chẽ đảm bảo việc xử lý tài sản công dôi dư diễn ra đúng quy định, nhanh chóng và phù hợp với các luật sửa đổi mới nhất.
Kinh tế xanh 1 tuần trước
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, một trong những đề xuất đáng chú ý là bỏ tem thu phí dán trên kính phương tiện.