Thứ sáu, 21/03/2025
  • Click để copy

Gạo Việt vươn lên Top 3 thế giới và thách thức trong năm 2025

12:35, 18/01/2025

Năm 2024, ngành gạo Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu, vươn lên Top 3 thế giới. Tuy nhiên, năm 2025, ngành đối mặt với nhiều thách thức từ cạnh tranh toàn cầu và biến động giá. Chất lượng và thương hiệu sẽ là yếu tố quyết định giúp gạo Việt duy trì phát triển bền vững.

Gao-3-1

Xuất khẩu gạo năm 2024 nước ta đạt thành tích ấn tượng. Ảnh: Lý Lam Anh

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục mới

Bộ Công Thương cho biết, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2024 nước ta tăng 12%, trong khi kim ngạch tăng 23% so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 627 USD/tấn, tăng 16,7% so với năm trước, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế.

Ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - nhận định: "Đơn giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt ngày càng cải thiện, khẳng định chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm".

Thành tựu của ngành gạo năm qua không chỉ là sự gia tăng về lượng mà còn là bước tiến về chất. Việt Nam đã tập trung vào các loại gạo chất lượng cao như gạo thơm, gạo đặc sản, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường quốc tế. Các giống lúa như Đài thơm 8, OM 18 và dòng ST ngày càng được ưa chuộng, tạo nên thương hiệu gạo Việt trên bản đồ thế giới.

Nhiều thách thức

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nguồn cung lúa gạo toàn cầu trong năm nay sẽ tăng đáng kể, với sản lượng dự kiến đạt mức kỷ lục hơn 530 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Ngành gạo trong nước sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu và bỏ thuế xuất khẩu gạo. Điều này dẫn đến nguồn cung toàn cầu dồi dào, tạo sức ép giảm giá.

Trong năm qua, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn 250.000 tấn, giảm 71% so với năm 2023. Điều này phản ánh chiến lược tự cung tự cấp của Trung Quốc, cùng các yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và bao bì. Trong bối cảnh đó, chất lượng và thương hiệu sẽ là yếu tố quyết định giúp gạo Việt Nam giữ vững thị trường.

Đáng chú ý, đầu năm 2025, giá gạo xuất khẩu lao dốc mạnh. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 16.1.2025, giá gạo 5% tấm chỉ còn 419 USD/tấn, giảm hơn 230 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính được cho là bởi Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu sau khi dỡ bỏ các hạn chế thương mại, cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ suy giảm khi nhiều quốc gia nhập khẩu lớn như Philippines và Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ Tết.

Trước diễn biến này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động và linh hoạt hơn trong chiến lược kinh doanh. Để giảm thiểu tác động từ biến động giá gạo, ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long đề xuất: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước cần triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo. Đây không chỉ giúp ổn định giá, mà còn đảm bảo lợi ích cho nông dân".

Các chuyên gia tin rằng, biến động giảm giá sẽ không kéo dài. Các thị trường truyền thống sẽ sớm ký kết hợp đồng trở lại nhờ lợi thế về chất lượng, giá cả cạnh tranh và thuận tiện trong vận chuyển của gạo Việt Nam. Thực tế cho thấy, nước ta đang xây dựng một ngành hàng lúa gạo khác biệt, tập trung vào chất lượng cao thay vì sản lượng thấp. Định hướng này không chỉ giúp cải thiện giá trị kinh tế mà còn nâng cao vị thế gạo Việt trên trường quốc tế. 

Nguồn:laodong.vn

Tin khác

Nông nghiệp xanh 2 ngày trước
Bộ Công an đã yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ hồ thủy lợi đội vốn từ gần 3.000 tỉ đồng lên 4.400 tỉ đồng, chậm tiến độ, dính nhiều sai phạm.
Nông nghiệp xanh 3 ngày trước
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 945 /UBND-TTĐT gửi UBND quận Nam Từ Liêm việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về đất nông nghiệp biến thành kho bãi.
Nông nghiệp xanh 4 ngày trước
Chuyện những người trẻ sau thời gian làm việc tại thành phố, rồi chọn trở lại quê hương khởi nghiệp đã không còn hiếm ở Cao Bằng những năm gần đây. Với sự năng động, sáng tạo, họ đã có được những thành công đầy ấn tượng.
Nông nghiệp xanh 6 ngày trước
Ngày 12-3, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Nông nghiệp xanh 1 tuần trước
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.