Thứ ba, 14/01/2025
  • Click để copy

Hà Nội: Đẩy mạnh chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản bền vững

15:59, 09/12/2024

Với hơn 10 triệu dân, mỗi tháng Hà Nội cần khoảng 20 nghìn tấn thịt lợn hơi; khoảng 6,7 nghìn tấn thịt gà, vịt; khoảng 5,5 nghìn tấn thủy, hải sản tươi đông lạnh và khoảng 110,5 nghìn tấn rau quả... Do đó, việc đảm bảo nguồn cung các mặt hàng nông sản là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành nông nghiệp.

7

Với hơn 10 triệu người dân cư trú thường xuyên và hàng năm đón hàng triệu du khách đến tham quan, nhu cầu tiêu dùng nông sản của TP Hà Nội là rất lớn.

Ngoài ra, mỗi tháng Hà Nội cũng cần khoảng 5,5 nghìn tấn thủy, hải sản tươi đông lạnh; hơn 5,5 nghìn tấn thực phẩm chế biến. Nhu cầu về rau, củ hang tháng vào khoảng 110,5 nghìn tấn và khoảng 132 triệu quả trứng gia cầm…

Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp Thủ đô tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, là một trong những địa phương có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.

Hiện nay, khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt (cá). Dù vậy, đối với các nông sản thực phẩm khác thì mới đáp ứng khoảng 20 - 70%. Những năm qua, lượng hàng hóa nông sản còn thiếu và các sản phẩm đặc sản vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân Thủ đô, khách du lịch được các kênh phân phối, doanh nghiệp, siêu thị, đơn vị Hà Nội khai thác từ các tỉnh, thành phố và một phần nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2025 là năm quan trọng kết thúc giai đoạn thực hiện Chương trình phối hợp số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND. Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặc chẽ với Sở NN&PTNT các tỉnh, TP triển khai đầy đủ, có hiệu quả 3 nội dung chương trình.

Trọng tâm là gia tăng số chuỗi, quy mô chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm TP Hà Nội (https://check.hanoi.gov.vn).

Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, nâng cấp chuỗi cung ứng thành chuỗi giá trị ngành hàng bền vững. Khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ các chuỗi giá trị gắn kết với vùng sản xuất được cấp mã số phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm tại từng công đoạn và trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đồng thời tập trung xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tổ chức truyền thông quảng bá, kết nôi và xúc tiến thương mại sản phẩm trong và ngoài nước.

Nguồn:vnbusiness.vn

Tin khác

Nông - lâm - thủy sản 15 giờ trước
Với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, ngành thủy sản đã về đích ấn tượng trong bối cảnh nhiều khó khăn của năm 2024. Dù vậy, ngành hàng này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nhất là mục tiêu tăng trưởng hai con số theo chiến lược phát triển đến năm 2030.
Nông - lâm - thủy sản 1 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 3,4 tỷ USD- động lực chính tăng trưởng xuất khẩu rau quả. Siết chặt quản lý là cách bảo vệ ngành hàng xuất khẩu tỷ đô này.
Nông - lâm - thủy sản 4 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục theo dõi sát diễn biến thời tiết và tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển...
Nông - lâm - thủy sản 6 ngày trước
Năm 2025 ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu tiếp tục lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD, trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính.
Nông - lâm - thủy sản 1 tuần trước
Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023, Thái Lan tăng 82%, Hồng Kông - Trung Quốc tăng 16%, Nhật Bản 85%; riêng xuất sang Campuchia tăng 139 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt gần 3 triệu USD.