Thứ năm, 19/09/2024
  • Click để copy

Khó nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm

09:54, 17/09/2024

Không dễ để đưa ra được nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá gạo xuất khẩu giảm từ nay đến cuối năm là khó.

vn20240916170532

Khó nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm.

Thị trường gạo thế giới biến động mạnh

Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa ra thông báo mời thầu gạo tháng 9 với sản lượng cao nhất từ đầu năm tới nay, lên tới 450.000 tấn gạo trắng 5% tấm. Thời gian nhận hàng tại cảng của Indonesia từ tháng 10 - 11.2024.

Trước đó, ngày 13/9, theo Reuters, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới quyết định bỏ chính sách giá sàn xuất khẩu với mặt hàng gạo basmati, áp dụng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào ngày 20/7/2023. Ban đầu giá sàn được áp dụng là 1.200 USD, sau đó giảm xuống còn 950 USD. Cơ chế giá sàn với gạo basmati nhằm hạn chế các sản phẩm gạo non-basmati trà trộn vào để xuất khẩu. Hiện tại, nguồn cung gạo tăng lên và các nhà xuất khẩu kêu gọi chính phủ giảm hoặc bỏ giá sàn để giải phóng hàng tồn kho cho nông dân. Vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Ấn Độ cũng chuẩn bị bước vào đợt thu hoạch rộ.

Việc nới lỏng chính sách xuất khẩu này giúp nguồn cung gạo thế giới được cải thiện phần nào song vẫn còn thiếu hụt lớn khi lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vẫn còn hiệu lực.

Trả lời báo chí, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho hay, việc này sẽ ít tác động đến giá gạo Việt Nam. Do đây là gạo phẩm cấp thấp, chủ yếu tiêu thụ tại khu vực thị trường châu Phi.

Thậm chí, trong trường hợp Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, ông Đỗ Hà Nam đánh giá, việc này cũng sẽ không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo xuất khẩu trong nước. Bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được bà con chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao và phân khúc thị trường xuất khẩu khác của Ấn Độ.

Giá gạo xuất khẩu khó giảm 

Ông Đỗ Hà Nam chia sẻ, giá lúa và giá gạo trong nước tăng liên tục trong cả tuần qua. Ngoài vấn đề do ảnh hưởng của mưa bão tác động đến nguồn cung lúa gạo từ nay đến cuối năm, các hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp đã ký rất lớn, giá gạo xuất khẩu được ký với giá thấp, do đó, doanh nghiệp cố để chờ mua với giá thấp. Tuy nhiên, sau thời gian chờ không được, buộc các doanh nghiệp phải mua gạo để trả đơn hàng cho đối tác đã ký.

“Trong thời gian vừa qua, nhiều thông tin đưa ra giá lúa gạo xuống thấp khiến cho các nhà mua hàng cũng đang ép lại doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp cũng đang lo nguồn hàng cho các đơn hàng đã ký, do đó, họ cũng không quá quan tâm đến các đơn hàng mới”, ông Đỗ Hà Nam nói.

Trong khi đó, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, sau vụ giá thấp, gạo Việt trở lại thắng thầu số lượng lớn với giá tốt từ Indonesia. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam thắng 7 trên tổng số 12 gói thầu. Tổng số lượng gạo mà các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu là 185.000 tấn/320.000 tấn. Giá trúng thầu lần này giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar đồng mức là 563 USD/tấn.

Tuy nhiên, với việc giá gạo xuất CIF hiện nay, thị trường bán lên tới 630 USD/tấn, do đó, với các doanh nghiệp đã mua đủ lượng gạo để xuất khẩu thì không sao nhưng với các doanh nghiệp chưa mua đủ sẽ gặp rủi ro về giá.

Không dễ để đưa ra được nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá gạo xuất khẩu giảm từ nay đến cuối năm là khó. Lượng xuất khẩu từ nay đến cuối năm theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và báo cáo của các Bộ, ngành, chúng ta không còn nhiều. Trong khi đó, Philippines dự kiến còn nhập khoảng 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã khiến 190.358 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Như Cường – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – nhận định, dù vựa gạo xuất khẩu nằm tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3, lũ lụt đang diễn ra ở các tỉnh phía Bắc có thể ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo Việt Nam.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục tổng hợp thiệt hại. Bộ cũng đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão về khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3, trong đó có mặt hàng lúa gạo.

Nguồn:thuonghieusanpham.vn

Tin khác

Nông nghiệp xanh 2 ngày trước
Không dễ để đưa ra được nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá gạo xuất khẩu giảm từ nay đến cuối năm là khó.
Nông nghiệp xanh 3 ngày trước
Nông dân vùng trồng mía và mì lớn nhất ở Ninh Thuận nhiều năm qua vẫn sản xuất đơn lẻ, tư duy nông nghiệp “mạnh ai nấy làm” khiến hiệu quả kinh tế không cao. Nông dân nơi đây đang mong chờ phát triển kinh tế hợp tác xã để nâng tầm giá trị 2 loại cây chủ lực mía, mì.
Nông nghiệp xanh 4 ngày trước
Các mô hình thí điểm đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha) cho thấy, nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng còn không ít thách thức...
Nông nghiệp xanh 1 tuần trước
Trong khi tại khu vực ĐBSCL mới chỉ thu hoạch được những vụ lúa sản xuất theo hướng giảm phát thải, thì Đắk Lắk đã là tỉnh đầu tiên ở nước ta bán được lượng giảm phát thải carbon từ lúa với giá 20 USD/1 tấn giảm CO2.
Nông nghiệp xanh 1 tuần trước
Mưa dông đã khiến hàng nghìn hecta lúa hè thu ở Bạc Liêu trong giai đoạn trổ chín bị đổ ngã, chậm tiến độ thu hoạch. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang phối hợp cùng các địa phương hỗ trợ nông dân thu hoạch nhằm hạn chế thiệt hại.