Thứ tư, 15/01/2025
  • Click để copy

Nuôi gà công nghệ cao kiểu gì mà một ông nông Quảng Trị lãi hơn 100 triệu đồng?

06:23, 27/08/2024

Bằng ý chí, nghị lực của bản thân, cùng với sự hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương, ông Trịnh Đình Lộc, thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã vượt qua thất bại, có thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi gà công nghệ cao.

Những ngày này, lão nông Trịnh Đình Lộc (52 tuổi, trú thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đang chăm sóc đàn gà sắp đến ngày xuất bán của mình.

Trong trang trại rộng 1.100m2, được bố trí đầy đủ hệ thống làm mát, điện, nước tự động, ông Lộc nở nụ cười tươi đón khách đến thăm.

 Nuôi gà công nghệ cao, lão nông Quảng Trị - Trịnh Đình Lộc có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Ngọc Vũ.

 Nuôi gà công nghệ cao, lão nông Quảng Trị - Trịnh Đình Lộc có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Ngọc Vũ.

Ông Lộc cho biết, sau bao năm làm lụng vất vả nhưng kinh tế gia đình vẫn "phập phồng", được - mất không bền vững, ông quyết định xây dựng trại gà để "khởi nghiệp" lúc về già.

Theo ông Lộc, làm nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị gặp vô vàn khó khăn vì thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, tháng 5/2020, sau khi tìm hiểu, ông Lộc bỏ ra 1,7 tỷ đồng từ vốn tự có, vay mượn ở nhiều nơi để xây dựng trại gà khép kín. Bởi lẽ, nuôi gà công nghệ cao trong trang trại khép kín, có hệ thống làm mát sẽ hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

Sau khi xây dựng chuồng trại xong, ông Lộc thả nuôi lứa đầu tiên với 11.000 con gà. Những tưởng mọi chuyện sẽ êm đẹp, thành công, nhưng ngay lứa nuôi đầu tiên, ông Lộc đã bị thua lỗ.

Đó là vào buổi sáng ngày 8/10/2020, trận lũ lịch sử, chưa từng có trong vài chục năm trở lại đây đã nhấn chìm trại gà của ông Lộc.

"Trại gà của ông Lộc nằm gần đỉnh Đồi Trên, là nơi cao ráo, không ai nghĩ sẽ bị ngập lụt. Nhận tin báo cầu cứu của ông Lộc, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ di chuyển gà đến nơi cao nhưng không tránh khỏi thiệt hại" – ông Lê Hài – Chủ tịch UBND xã Triệu Ái, người trực tiếp "ứng cứu" trại gà ông Lộc nhớ lại.

 3.000 con gà trong trại trại của ông Lộc bị chết do ngập lụt vào tháng 10/2020. Ảnh: N.V

 3.000 con gà trong trại trại của ông Lộc bị chết do ngập lụt vào tháng 10/2020. Ảnh: N.V

Theo ông Lộc, trận lũ lịch sử 2020 đã khiến 3.000 con gà (khoảng 1,4 – 1,7kg/con) của gia đình bị chết. Gia đình, người thân phải mang gà ra TP Đông Hà bán rẻ. Đồng cảm với thiệt hại của gia đình ông, nhiều người dân đã mua gà "giải cứu", giúp gia đình ông Lộc giảm bớt thiệt hại.

"Rụng rời tay chân, đó là cảm giác của tôi lúc trại gà bị nhấn chìm" – ông Lộc chia sẻ.

"Đã đâm lao thì phải theo lao", sau khi tiêu độc, khử trùng chuồng trại, ông Lộc tiếp tục nuôi lứa thứ hai.

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi gà đúng quy trình, sau 3 tháng thả nuôi, gà từ 1 ngày tuổi đến ngày xuất bán đạt trọng lượng trung bình 1,8kg/con. Sau khi trừ chi phí, ông Lộc có lãi 40 triệu đồng.

Những năm qua, mỗi năm ông Lộc nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa duy trì 11.000 con, có lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Không chỉ vậy, ông Lộc còn tạo việc làm cho 3 lao động tại trại gà của mình với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

 Trang trại nuôi gà công nghệ cao của ông Lộc được trang bị hệ thống làm mát bằng quạt hơi nước. Ảnh: Ngọc Vũ.

 Trang trại nuôi gà công nghệ cao của ông Lộc được trang bị hệ thống làm mát bằng quạt hơi nước. Ảnh: Ngọc Vũ.

Theo ông Lộc, nuôi vài chục, vài trăm con gà khá đơn giản, nhưng khó làm giàu. Nuôi vài chục ngàn con gà mỗi năm sẽ rất khó nhưng thu nhập, kinh tế ổn định hơn. Muốn nuôi gà số lượng lớn, nông dân cần am hiểu khoa học kỹ thuật từ việc xây dựng chuồng trại, tiêm phòng, vệ sinh môi trường, chăm sóc gà…

"Làm nhiều, bỏ vốn đầu tư lớn thì phải chịu khó từ những chi tiết nhỏ nhất để hạn chế rủi ro. Muốn hạn chế rủi ro thì phải học hỏi kiến thức chăn nuôi, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước và liên doanh liên kết trong chăn nuôi để đầu ra được ổn định" – ông Lộc chia sẻ.

Ông Lê Hài – Chủ tịch UBND xã Triệu Ái cho biết, mô hình nuôi gà công nghệ cao trong trại lạnh, có liên doanh liên kết đang được khuyến khích phát triển tại địa phương. Không chỉ làm giàu cho người nuôi, những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn còn tạo việc làm cho lao động địa phương, phù hợp định hướng phát triển của tỉnh.

Nguồn:danviet.vn

Tin khác

Kinh tế trang trại 6 ngày trước
Chiều 8/1, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra, đánh giá mô hình khuyến nông trồng khoai tây vụ Đông tại 2 huyện Mê Linh và Sóc Sơn.
Kinh tế trang trại 1 tuần trước
Thời điểm này, các chủ vườn tại làng hoa nổi tiếng Thanh Hóa, Ninh Bình đang tất bật chuẩn bị những công đoạn cuối cùng cho vụ hoa Tết
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Để có hàng chất lượng buôn bán dịp Tết Nguyên đán 2025, nhiều thương lái đã về thủ phủ quất xứ Thanh ngả giá, đặt cọc để 'găm hàng' chờ Tết.
Kinh tế trang trại 1 tháng trước
Gửi tâm tư tới Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024, chị Đỗ Thị Nguyên, Giám đốc HTX Chè Phúc Nguyên mong nhà nước có cơ chế hỗ trợ HTX trong việc xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất chè an toàn tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trên thị trường.
Kinh tế trang trại 1 tháng trước
Thanh Hóa là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, qua đó có nhiều tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.
đọc nhiều