Thứ tư, 30/10/2024
  • Click để copy

Nuôi trồng thủy sản - Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực thế giới

15:04, 22/07/2024

Theo VASEP, nuôi trồng thủy sản là chìa khóa cho an ninh lương thực; giải pháp cho tình trạng mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo đói.

nuoi trng thy sn - gii phap cho vn d an ninh luong thc th gii

Ảnh minh họa

Năm 2022, nuôi trồng thủy sản đã vượt qua đánh bắt thủy sản để trở thành nguồn cung cấp chính các loài động vật thủy sản. Đảm bảo mở rộng nuôi trồng thủy sản bền vững có tầm quan trọng cơ bản đối với người tiêu dùng. Tháng trước, FAO đã ban hành phiên bản mới nhất của báo cáo Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới (SOFIA), trong đó cho thấy sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới đạt mức kỷ lục mới là 223,2 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 130,9 triệu tấn, trị giá 312,8 tỷ USD - chiếm 59% sản lượng thủy sản toàn cầu.  Thực phẩm thủy sản phải đóng góp nhiều hơn nữa vào cuộc chiến chống đói nghèo và suy dinh dưỡng cho dân số đang gia tăng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, ngành thủy sản cần đảm bảo hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển bền vững, đặc biệt là ở các vùng thiếu lương thực, ông cho biết.

Ủy ban Thủy sản của FAO (COFI) hiện đang chủ trì một diễn đàn liên chính phủ toàn cầu về khai thác và nuôi trồng thủy sản với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu khoa học, đại diện doanh nghiệp và các tổ chức xã hội toàn thế giới, nhằm thảo luận các sáng kiến, quy định và kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực quản trị và phát triển thủy sản. Tại phiên họp lần thứ 36 của Ủy ban Thủy sản thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (COFI36) diễn ra tại Rome, Ý, các hướng dẫn về nuôi trồng thủy sản bền vững sẽ được xem xét, phê duyệt.

Trong số các hướng dẫn được đề xuất, có khuyến nghị các quốc gia nên phát triển và thực hiện chính sách và kế hoạch nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bao gồm việc chỉ định các khu vực thích hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản và đưa nuôi trồng thủy sản vào các chính sách công về hệ thống thực phẩm và phát triển kinh tế. Đồng thời khuyến nghị các quốc gia nên thiết lập chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản bền vững, tiếp cận thị trường và thương mại minh bạch, cùng với những nỗ lực giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm.

Nghề cá quy mô nhỏ bền vững

COFI36 không chỉ nói về nuôi trồng thủy sản. Tại phiên họp lần thứ 36 này của Ủy ban Thủy sản – FAO, Các đại biểu còn cân nhắc các giải pháp và hành động để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm nhựa đối với hệ thống thực phẩm thủy sản. Kêu gọi các quốc gia tăng cường hoạch định chính sách; trọng tâm của cuộc thảo luận sẽ là những nỗ lực cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu và đánh giá trữ lượng để cung cấp thông tin cho công tác quản lý nghề cá. Việc phát triển chuỗi giá trị thực phẩm thủy sản, trong đó chú trọng giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm tiếp cận thị trường.

Nghề cá quy mô nhỏ cũng được đề cập trong ngày đầu tiên, vì COFI36 đánh dấu kỷ niệm 10 năm ngày thông qua Hướng dẫn tự nguyện về đảm bảo nghề cá quy mô nhỏ bền vững trong bối cảnh an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. FAO lưu ý rằng các ngành nghề đánh bắt cá này chiếm ít nhất 40% sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu, chiếm khoảng 90% tổng số lao động trong ngành thủy sản toàn cầu và tạo ra giá trị khoảng 77,2 tỷ USD mỗi năm.

Trong thông cáo báo chí gần đây, FAO cho biết năm 2024 là năm đáng để ăn mừng nhưng cũng là thời điểm để nhìn lại những kết quả đạt được và những việc cần phải thực hiện để đạt được thành công lớn hơn cho hoạt động thủy sản quy mô nhỏ. Cuộc khủng hoảng lương thực, kinh tế và khí hậu chỉ là một số ít thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới. Chúng ta cần đảm bảo rằng nghề cá quy mô nhỏ có thể phát triển mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức sắp tới.

Hướng dẫn tự nguyện về đảm bảo nghề cá quy mô nhỏ bền vững trong bối cảnh an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo (SSF) là công cụ chuẩn mực toàn cầu đầu tiên và duy nhất trên thế giới dành riêng cho nghề cá quy mô nhỏ. Nhu cầu và nguyện vọng của hơn 500 triệu người trên khắp thế giới được phản ánh trong các hướng dẫn đó.

Nguồn: (Ngọc Thúy – FICen)fistenet.gov.vn

Tin khác

Nông - lâm - thủy sản 1 ngày trước
Cả năm 2024, dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước sẽ vượt 7 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2023.
Nông - lâm - thủy sản 2 ngày trước
Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể đạt 60 đến 61 tỷ USD.
Nông - lâm - thủy sản 4 ngày trước
Chiều 25/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến của Ban Chỉ đạo với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển.
Nông - lâm - thủy sản 6 ngày trước
Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang ở mức kỷ lục lịch sử, thu về 2,7 tỉ USD trong 9 tháng năm nay. Nhưng khá bất ngờ với lượng sầu riêng nhập khẩu tăng đột biến, tăng gấp gần 17 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Nông - lâm - thủy sản 1 tuần trước
Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết thất thường, điều này khiến môi trường nước trong ao nuôi không ổn định, dẫn tới việc tôm dễ bị nhiễm bệnh. Người nuôi tôm đang gặp không ít khó khăn.