Thứ năm, 10/04/2025
  • Click để copy

Trồng cam đường Canh trên ruộng bậc thang ở một huyện của Bắc Kạn có thu nhập tốt

17:13, 07/02/2025

Cây cam đường Canh được trồng trên các thửa ruộng bậc thang tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn không chỉ sinh trưởng, phát triển tốt mà còn cho thu nhập cao, giúp không ít hội viên nông dân của huyện Na Rì thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trồng cây có múi đang là hướng đi nhiều triển vọng tại huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn. Tại vườn cam đường Canh của hộ gia định anh Nông Văn Đô thôn Nà Khun, xã Cường Lợi khi chúng tôi đến, vườn cam nhà anh Đô đang độ trĩu quả.

 Một góc vườn cam đường Canh của gia đình anh Nông Văn Đô, thôn Nà Khun, xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

 Một góc vườn cam đường Canh của gia đình anh Nông Văn Đô, thôn Nà Khun, xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Những chùm cam trĩu trịt, lúc lỉu trên cành khiến khách đường xa có mặt tại vườn cam nhà anh Đô không khỏi trầm trồ. Trong đó có không ít người là lái buôn đến từ các tỉnh thành khác, đã đi nhiều nơi, gặp không biết bao vườn mà cũng phải bất ngờ xuýt xoa.

Vườn cam đường Canh của gia đình anh Đô tuy diện tích không lớn, chỉ chừng 2000m2, tuy nhiên cây cam tại đây đã có 6 năm tuổi vườn, đang vào giai đoạn cho quả sung nhất của tuổi cây. 

Nhờ đó mà từ khi cho quả, vườn cam nhà anh Đô cũng cho thu từ 3 đến 4 tấn quả mỗi vụ. Mỗi kg cam đường Canh hiện có giá bán giao động từ 30.000 đến 40.000đ giúp gia đình anh có thêm thu nhập. Đặc biệt giữ giá trong dịp tết.

 Anh Nông Văn Đô, thôn Nà Khun, xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ về việc trồng cam đường Canh của gia đình. Ảnh: Chiến Hoàng

 Anh Nông Văn Đô, thôn Nà Khun, xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ về việc trồng cam đường Canh của gia đình. Ảnh: Chiến Hoàng

Theo anh Đô, việc trồng cam đường Canh trên đất ruộng của gia đình lúc đầu cũng gặp một số khó khăn nhất định như việc bị úng nước, sâu đục thân, bệnh xoăn lá… tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã được các cơ quan chuyên môn tập huấn, hỗ trợ về kỹ thuật nên cũng đã khắc phục được phần nhiều những bệnh thường gặp trên cây cam.

"Diện tích cam đường Canh nhà tôi không nhiều nên chủ yếu gia đình tự làm là chính, không mất tiền thuê nhân công, thêm nữa thổ nhưỡng và khí hậu ở Na Rì khá phù hợp với các loại cây có múi nên việc sinh trưởng của cây cam đường Canh tại vườn khá tốt.

Chúng tôi cũng đang mở rộng thêm 2000m2, diện tích này mới trồng nên hiện chưa được thu. Nếu thuận lợi thì khoảng 2 năm nữa diện tích cam đường Canh mới sẽ cho thu hoạch. Việc trồng cây cam đường Canh trên đất ruộng nói chung kinh tế hơn một số loại cây trồng khác như ngô, lúa, đỗ, lạc…", anh Đô cho biết thêm.

 Anh Nông Văn Đô chia sẻ về một số bệnh thường gặp trên cây cam đường Canh của gia đình tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

 Anh Nông Văn Đô chia sẻ về một số bệnh thường gặp trên cây cam đường Canh của gia đình tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Không chỉ gia đình hội viên nông dân Nông Văn Đô thực hiện trồng cây cam đường Canh trên đất ruộng, hiện nay trên địa bàn huyện Na Rì cũng đang có rất nhiều hộ trồng các loại cây có múi và đều cho thu nhập ổn định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Việt Bắc, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Na Rì cho biết, đối với cây có múi, đặc biệt là cây cam đường Canh, hiện nay hầu hết các xã đều có hội viên nông dân thực hiện và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Bà con nông dân đã biết áp dụng công nghệ thông tin, dùng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm. Nên đã được các thương lái từ các tỉnh thành như Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội tới tận vườn thu mua.

 Ông Vũ Việt Bắc, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Na Rì tại vườn cam của hội viên nông dân Nông Văn Đô. Ảnh: Chiến Hoàng

 Ông Vũ Việt Bắc, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Na Rì tại vườn cam của hội viên nông dân Nông Văn Đô. Ảnh: Chiến Hoàng

"Riêng với vườn cam đường Canh của hộ sản xuất kinh doanh giỏi Nông Văn Đô, tuy không lớn nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc tốt nên đạt năng suất cao. 

Còn với các hộ hội viên nông dân trồng cây có múi trên địa bàn huyện, nhiều hộ đã tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, điển hình như hội viên, nông dân tại xã Kim Lư và xã Văn Vũ của huyện", Chủ tịch Hội Nông dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ.

Ông Bắc cho biết, tại xã Cường Lợi hội viên, nông dân chủ yếu học hỏi lẫn nhau để phát triển mô hình. Trên cơ sở đó, hằng năm, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức các lớp tập huấn khoa học, kỹ thuật cho người dân.

Cũng theo ông Bắc, hiện nay nhiều hội viên nông dân đã học tập và ghép cành thành công tại vườn cây có múi của gia đình. 

Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây cam đường Canh, nhiều hội viên nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ các cây có múi khác như cây bưởi, cây quýt bản địa sang giống cam đường canh; nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nguồn:danviet.vn

Tin khác

Kinh tế trang trại 2 ngày trước
Việt Nam có nguồn giống cây dược liệu rất lớn, nhiều loại quý hiếm, phục vụ ngành dược phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chế biến và tiêu thụ cây dược liệu ở nước ta vẫn manh mún, thô sơ, chưa thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất và xuất khẩu…
Kinh tế trang trại 2 tuần trước
Chiều 26/3, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, liên quan đến vụ việc báo chí phản ánh về việc Chủ tịch UBND xã Đắk Nia ký xác nhận "khai tử" một hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động trên địa bàn, đơn vị đã có chỉ đạo xử lý.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ V-Organic, xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) đang thành công với mô hình trồng rau xanh, trồng củ, quả thực phẩm hữu cơ. Quả cà chua ở trang trại ai nhìn cũng thích mắt.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Nuôi ốc bươu đen (nuôi ốc nhồi) theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chị Võ Thị Trang (32 tuổi, trú thôn Xa Bắc, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cho ra con đặc sản, bán hút hàng.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Trang trại bất ngờ mất điện, hệ thống làm mát bị hỏng khiến gần 8.000 con gà của vợ chồng khổ chủ ở Hà Tĩnh bị chết ngạt, thiệt hại hàng tỉ đồng.