Thứ ba, 17/09/2024
  • Click để copy

Trồng lúa để tăng lợi nhuận, không phải bán tín chỉ carbon

07:39, 06/09/2024

Trồng lúa giảm phát thải là giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân chứ không phải bán tín chỉ carbon.

11

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam: “Trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải là giảm chi phí, tăng lợi nhuận chứ không phải bán tín chỉ carbon“. Ảnh: Phương Anh

Vừa qua, (4.9) tại Hội nghị sơ kết thực hiện 7 mô hình thí điểm vụ thứ nhất thuộc Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Trần Thanh Nam đã khẳng định rất nhiều lần Mục tiêu chính của Đề án là giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân chứ không phải bán tín chỉ carbon.

Theo Thứ trưởng Nam, thời gian qua, nhiều người hiểu sai, bàn luận không đúng bản chất thực tế của Đề án. "Nhiệm vụ của Đề án là xây dựng phương thức để giảm chi phí tốt nhất, tăng lợi nhuận cao nhất cho nông dân, không phải bán tín chỉ carbon. Vì vậy không “lái” Đề án qua mục đích khác." - Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT dẫn chứng tại cánh đồng 50 ha thí điểm canh tác lúa giảm phát thải của HTX Nông nghiệp Hưng Lợi ở xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhiều nông dân khẳng định chi phí sản xuất lúa theo mô hình chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha. Năng suất 7 tấn/ha, được doanh nghiệp bao tiêu với giá 10.800 đồng/kg, tính ra trừ chi phí còn lời trên 50 triệu đồng/ha.

"Chúng tôi rất vui vì thu nhập của người trồng lúa đã tăng thêm. Và mô hình bước đầu thành công khi ý thức nông dân đã có chuyển biến tích cực, nông dân tin và làm theo quy trình canh tác bền vững; liên kết được với doanh nghiệp, có đầu vào và đầu ra”, Thứ trưởng Nam nói.

5

Lợi nhuận của nông dân trồng lúa tăng từ 12 - 20% khi sản xuất theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải. Ảnh: Phương Anh

Cũng theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam mặc dù không bán tín chỉ carbon nhưng sẽ thực hiện việc chi trả thí điểm để tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT thông tin hiện Bộ NNPTNT đang thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) để hoàn chỉnh các thủ tục liên quan đến việc chi trả thí điểm tín chỉ carbon. Từ đó xây dựng cơ chế chi trả trình Chính phủ phê duyệt. Dự kiến vụ Hè Thu 2025 hoặc Đông Xuân 2025 – 2026 có thể chi trả thí điểm nguồn từ Quỹ TCAF khoảng 20 triệu USD.

7

Di chuyển rơm khỏi đồng ruộng là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Phương Anh

Thứ trưởng Nam cho biết từ kết quả đạt được ban đầu, Bộ NNPTNT đang phối hợp các địa phương mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải trong vụ Đông Xuân tới để tăng thu nhập cho nông dân. Dự kiến tăng lên 200.000ha vào năm 2025. 

 

Nguồn:laodong.vn

Tin khác

Nông nghiệp xanh 17 giờ trước
Nông dân vùng trồng mía và mì lớn nhất ở Ninh Thuận nhiều năm qua vẫn sản xuất đơn lẻ, tư duy nông nghiệp “mạnh ai nấy làm” khiến hiệu quả kinh tế không cao. Nông dân nơi đây đang mong chờ phát triển kinh tế hợp tác xã để nâng tầm giá trị 2 loại cây chủ lực mía, mì.
Nông nghiệp xanh 1 ngày trước
Các mô hình thí điểm đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha) cho thấy, nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng còn không ít thách thức...
Nông nghiệp xanh 4 ngày trước
Trong khi tại khu vực ĐBSCL mới chỉ thu hoạch được những vụ lúa sản xuất theo hướng giảm phát thải, thì Đắk Lắk đã là tỉnh đầu tiên ở nước ta bán được lượng giảm phát thải carbon từ lúa với giá 20 USD/1 tấn giảm CO2.
Nông nghiệp xanh 5 ngày trước
Mưa dông đã khiến hàng nghìn hecta lúa hè thu ở Bạc Liêu trong giai đoạn trổ chín bị đổ ngã, chậm tiến độ thu hoạch. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang phối hợp cùng các địa phương hỗ trợ nông dân thu hoạch nhằm hạn chế thiệt hại.
Nông nghiệp xanh 1 tuần trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các huyện bị thiệt hại khá lớn về sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nhiều diện tích lúa, hoa màu, thủy sản bị đổ, ngập, hư hỏng và động vật bị chết…