Chủ nhật, 18/05/2025
  • Click để copy

Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân, phổ cập ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông

08:08, 18/05/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể, trước hết miễn phí khám, chữa bệnh cho trẻ em; đồng thời, có lộ trình phổ cập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong giáo dục phổ thông.

Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

 Thủ tướng nhấn mạnh phải có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế.

 Thủ tướng nhấn mạnh phải có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 2 nghị quyết mới không thay thế mà cụ thể hóa hơn một bước các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư, Chính phủ, tích hợp lại thành nghị quyết mới theo hướng bao trùm, toàn diện hơn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của 2 ngành này mà chúng ta đang gặp phải, như về thể chế, cơ chế, chính sách, nguồn lực; đáp ứng được mong muốn của người dân.

Từ đó, tìm ra những điểm đột phá mang tính đòn bẩy, điểm tựa để phát triển nhanh, bền vững hai lĩnh vực này, có các cơ chế chính sách đặc thù để thu hút nguồn lực, phát huy nguồn lực con người, thiên nhiên, văn hóa truyền thống và tổ chức thực hiện trên tinh thần phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục, đơn giản hoá thủ tục hành chính, xoá bỏ cơ chế xin – cho.

Các dự thảo nghị quyết phải cập nhật, cụ thể hóa các nội dung liên quan trong "bộ tứ chiến lược" theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị: Phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Nghị quyết 57), hội nhập quốc tế trong tình hình mới (Nghị quyết 59), đổi mới công tác xây dựng và thực thi pháp luật (Nghị quyết 66), phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia (Nghị quyết 68).

 Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan để trình Bộ Chính trị xem xét đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu.

 Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan để trình Bộ Chính trị xem xét đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu.

Thay đổi từ khám, chữa bệnh là chính, sang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Về Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới thể hiện các mục tiêu, lộ trình miễn viện phí cho nhân dân; việc khám sức khỏe định kỳ; bảo đảm vaccine, tiêm chủng; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; đảm bảo về cung ứng thuốc, thiết bị y tế, ứng dụng khoa học, công nghệ hiệu quả…

Dự thảo đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản như: Đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, y học cổ truyền; đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho nhân lực y tế; đẩy mạnh cải cách tài chính y tế; đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; đột phá về phát triển y tế tư nhân, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển hệ thống y tế…

Sau khi các đại biểu thảo luận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết; theo hướng thay đổi từ khám, chữa bệnh là chính, sang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, với phương châm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, khám, chữa bệnh là thường xuyên, đột xuất.

Đặc biệt, triển khai chăm sóc sức khỏe nhân dân theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; đảm bảo tiếp cận bình đẳng về y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở; nâng cao thể lực người Việt Nam, khắc phục già hóa dân số; phát triển công nghiệp dược, công nghiệp vaccine; nâng cao chất lượng y tế; xây dựng bệnh viện số, bệnh viện thông minh; xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể, trước hết miễn phí khám, chữa bệnh cho trẻ em…

 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại cuộc họp.

 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại cuộc họp.

Có lộ trình phổ cập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh

Về Đề án xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo đề xuất các giải pháp đột phá gồm: Đột phá trong quản lý nhà nước, giải phóng mọi tiềm lực và sức sáng tạo; đột phá về cơ chế, chính sách tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa; đột phá đầu tư hiện đại hóa các cơ sở giáo dục; đột phá chuyển đổi số toàn diện, phổ cấp tiếng Anh, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo; đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng nghề cao, gắn với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Về nội dung này, Thủ tướng yêu cầu nêu rõ phạm vi đề cập của nghị quyết là giáo dục phổ thông, giáo dục nghề, giáo dục đại học và giáo dục trên đại học, song có điểm nhấn với từng lĩnh vực.

Về giáo dục phổ thông, có giải pháp nhằm đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; lộ trình phổ cập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh; giải pháp giáo dục văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ, thể chất để người học phát triển toàn diện.

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp.

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp.

Về đào tạo nghề, Thủ tướng yêu cầu cần phân luồng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc gia và phục vụ xuất khẩu lao động.

Về đại học, chú ý 2 đột phá về chất lượng, quy mô và tự chủ, rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường đại học. Đào tạo trên đại học cần tập trung đào tạo vào các ngành mới nổi.

Thủ tướng lưu ý, có chương trình đào tạo nhân tài; xây dựng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu; rà soát loại hệ thống trường lớp, cơ sở đào tạo để đầu tư tập trung đạt chuẩn cả về chất lượng, quy mô…

nguoncongluan.vn

Tin khác

Tin tức 16 giờ trước
Sáng nay (17-5), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công xây dựng trục đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn nối từ đường trục phía Nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc).
Tin tức 17 giờ trước
Ngay sau khi thông tin Chủ tịch Hội đồng Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) bị bắt vì vỡ nợ, hơn 1.400 học sinh đang theo học tại trường này đã có đơn thư mong muốn được quay trở lại trường học sau thời gian dài trường bị đóng cửa.
Tin tức 1 ngày trước
Nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở đất đá làm 5 người mất tích, 4 người bị thương ở Thủy điện Tà Páo Hồ 1A, được xác định do mưa lớn kéo dài làm đất trên taluy ngấm đủ nước dẫn đến sạt lở một khối lượng lớn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Tin tức 1 ngày trước
Sáng 16-5, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.