Sau Tết sầu riêng sốt giá nhưng lại khan hàng
Sau Tết cổ truyền trái sầu riêng tại các địa phương cao kỷ lục nhưng lại khan hang, các doanh nghiệp đến tận vườn để thu mua. Sầu riêng Ri6 đẹp giá đạt mốc 143.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái loại 1 cao nhất vọt lên mức 187.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay 15/2: Sau Tết cổ truyền trái sầu riêng tại các địa phương cao kỷ lục nhưng lại khan hang, các doanh nghiệp đến tận vườn để thu mua. Sầu riêng Ri6 đẹp giá đạt sát mốc 150.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái loại 1 cao nhất vọt lên mức 187.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 125.000 – 143.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 1600.000 – 187.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 125.000 – 143.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 140.000-143.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 185.000 – 187.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 165.000 – 167.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 124.000 – 140.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 180.000 -183.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 160.000 – 163.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 124.000 – 140.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 180.000 -183.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 160.000 – 163.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 15/2. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Năm vừa qua, sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng ấn tượng nhất khi thu về hơn 2,2 tỷ USD với sản lượng gần 595.600 tấn; giá xuất khẩu bình quân 3.766 USD/tấn, tương đương hơn 90.000 đồng/kg. Trong đó, sầu riêng tươi là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất với giá bình quân 93.000 đồng/kg. Sầu riêng Việt Nam thu hoạch nhiều nhất vào các tháng 9 và 10 (khu vực Tây Nguyên) và tháng 5 và 6 (khu vực ĐBSCL).
Những thời điểm sầu riêng chính vụ, giá bán thấp hơn nhưng chi phí đầu tư thấp, sản lượng cao nên các nhà vườn đạt mức lãi vài trăm triệu đồng/ha. Hiện tại, sầu riêng là loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao nhất, giúp nhiều nông dân trở thành tỉ phú.
Ngay đầu năm Giáp Thìn, nhà vườn trồng sầu riêng nghịch vụ, chủ yếu ở ĐBSCL đã phấn khởi khi giá bán xô tại vườn ở mức cao chót vót. Với mức giá sầu riêng như trên, theo tính toán của nhà vườn, dù phải đầu tư lớn để xử lý ra quả nghịch vụ nhưng lợi nhuận mang về lên đến 1 tỷ đồng/ha.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nhiều lợi thế về mặt hàng sầu riêng khi có thu hoạch quanh năm và gần thị trường tiêu thụ.
Đây cũng là loại quả có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường ngoài Trung Quốc với đa dạng sản phẩm chế biến. Do vậy, trong vài năm tới, sầu riêng vẫn là mặt hàng chủ lực của ngành rau quả. Dù vậy, ngành sầu riêng phải giữ vững chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như uy tín trên thương trường để giữ được lợi thế.
Dự báo năm 2024, xuất khẩu sầu riêng vẫn còn thuận lợi khi thị trường lớn nhất là Trung Quốc cung vẫn chưa đủ cầu và Việt Nam đã có thêm nhiều vùng trồng có mã xuất khẩu cũng như kỳ vọng vào mặt hàng sầu riêng đông lạnh sớm được Trung Quốc mở cửa.