Thứ tư, 15/01/2025
  • Click để copy

Trà Vinh vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vừa phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

17:14, 30/08/2024

Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh triển khai nhiều phần việc nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Cụ thể, tỉnh Trà Vinh đã và đang hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể nghề dệt chiếu Cà Hom - Bến Bạ, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú.

 Làng Văn hóa du lịch Khmer xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

 Làng Văn hóa du lịch Khmer xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, đặc biệt là dự án cải tạo nhà văn hóa, khu thể thao ấp, khóm đã xuống cấp với tổng mức đầu tư trên 21,2 tỷ đồng.

Xây dựng ấn phẩm kỷ lục Top - Best của tỉnh Trà Vinh cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hỗ trợ xây dựng tủ và sách cộng đồng cho cho 52/59 xã vùng đồng bào dân tộc. Đồng thời, khảo sát, kiểm kê, sưu tầm tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống.

Tổ chức nhiều lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có nguy cơ bị mai một, bồi dưỡng lớp múa Rô Băm, lớp múa Chầm riêng Chà pây. Triển khai liên hoan ẩm thực, thi đấu thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian.

Từ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719), tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các ấp, khóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 Đường bích họa 'Không gian ký ức' trong Làng Văn hóa du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

 Đường bích họa "Không gian ký ức" trong Làng Văn hóa du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

Cụ thể là Nhà Văn hóa cộng đồng phường 8 (TP.Trà Vinh), Làng Văn hóa du lịch Khmer xã Lương Hòa (huyện Châu Thành), Nhà hàng Ry Thi (xã Định An, huyện Trà Cú), Chùa Sâm Bua (xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè), điểm du lịch văn hóa Khmer huyện Trà Cú...

Điểm nhấn nổi bật là tỉnh Trà Vinh rất quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, đáng chú ý nhất là di tích danh thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om và Làng Văn hóa du lịch Khmer xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, bảo dưỡng, sửa chữa đường bích họa "Không gian ký ức" trong Làng Văn hóa du lịch Khmer xã Lương Hòa.

Ghi nhận của phóng viên Dân Việt vào những ngày cuối tháng 8/2024, di tích danh thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om được nhiều nhiều khách tham quan. Nhiều hàng cây cổ thụ nguyên sinh phát triển tươi tốt, tạo không gian thoát mát khó tả.

 Khách cho cá ăn trong di tích danh thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om. Ảnh: Huỳnh Xây

 Khách cho cá ăn trong di tích danh thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om. Ảnh: Huỳnh Xây

 Ao Bà Om có nhiều cây cổ thụ trơ gốc nhìn rất lạ. Ảnh: Huỳnh Xây

 Ao Bà Om có nhiều cây cổ thụ trơ gốc nhìn rất lạ. Ảnh: Huỳnh Xây

Độc lạ trong Ao Bà Om là nhiều cây cổ thụ trơ gốc, tạo ra những hình kỳ lạ. Hiện nay, trong "ao vuông" có thả cá nên khách thường đến cho ăn, nhìn rất đẹp mắt.

Còn trong Làng Văn hóa du lịch Khmer xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, con đường bích họa được chú ý bởi 78 bích họa thể hiện cảnh làng quê truyền thống, các trò chơi dân gian, lễ hội, những câu chuyện truyền thuyết, trích đoạn sân khấu dù kê, các vũ điệu múa dân gian và các hoạt động lao động, sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới của đồng bào dân tộc Khmer.

Đây là cách rất thiết thực trong việc bảo tồn cảnh quan không gian văn hóa truyền thống, gắn với đời sống tín ngưỡng, tâm linh, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cũng là một cách giúp du khách gần xa có cái nhìn bao quát về nét đẹp độc đáo của văn hóa dân tộc Khmer, góp phần lan tỏa, giới thiệu văn hóa tỉnh Trà Vinh nói chung đến với du khách.

Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch đối với đối tượng là cộng đồng dân tộc thiểu số tại các điểm đến du lịch. Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

 Con đường bích họa xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

 Con đường bích họa xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

Trao đổi với phóng viên Dân Việt về những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các dự án bảo tồn, phát huy giá giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, ông Thạch Mu Ni - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian qua nhiều đơn vị đã thực hiện tốt và mang lại kết quả thiết thực.

"Kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện là dựa vào sức dân và điều kiện sẵn có của địa phương là chính. Ví dụ như di tích Ao Bà Om có khách đến nhiều, mình chỉ cần hỗ trợ người dân học múa Rô băm và nhạc truyền thống là có thể làm du lịch. Tương tự, Làng Văn hóa du lịch Khmer gần như còn giữ nguyên bản, nguyên sơ về tập quán sinh sống của người dân tộc Khmer, mình chỉ định hướng cho người dân làm và hỗ trợ về mặt chuyên môn chứ không hoàn toàn bỏ kinh phí ra làm, bởi nó rất lớn" - ông Thạch Mu Ni nói.

Trong phần việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719) của tỉnh Trà Vinh có tổng nguồn vốn giao là trên 31,7 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 30,1 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 1,5 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 6 vừa qua, đã giải ngân trên 18,1 tỷ đồng đối với ngân sách Trung ương, đạt tỷ lệ 60,06% và giải ngân được 416 triệu đồng đối với vốn địa phương, tỷ lệ 78,2%.

Huỳnh Xây/danviet.vn

Tin khác

Nông thôn mới 1 tuần trước
Nhờ làm tốt công tác quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển du lịch cộng đồng…, xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nông thôn mới 1 tuần trước
Chiều 4-1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Nông thôn mới 1 tuần trước
UBND tỉnh Bắc Giang công nhận 3 xã Trung Sơn, Nghĩa Trung, Minh Đức (TX.Việt Yên) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục.
Nông thôn mới 1 tuần trước
Ngày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Nông thôn mới 2 tuần trước
Sáng 31.12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
đọc nhiều