Chủ nhật, 06/07/2025
  • Click để copy

'Bắt mạch' kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp Việt tăng tốc chưa từng thấy

07:14, 06/07/2025

(CLO) Những chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 198/2024/QH15 của Quốc hội đã bước đầu phát huy hiệu quả, tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phục hồi mạnh mẽ.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục

Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 152.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2024.

Bình quân một tháng có 25.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 127.200 doanh nghiệp, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 21.100 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trước đó, tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Tài chính, bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể cho biết, làn sóng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều con số tăng trưởng kỷ lục.

 Những chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 198/2024/QH15 của Quốc hội đã bước đầu phát huy hiệu quả. (Ảnh: ST)

 Những chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 198/2024/QH15 của Quốc hội đã bước đầu phát huy hiệu quả. (Ảnh: ST)

Theo bà Trịnh Thị Hương, mặc dù bối cảnh thế giới còn khó khăn, nhưng trong nước đã xuất hiện những dấu hiệu rất tích cực, đặc biệt thể hiện qua các số liệu đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những tín hiệu đáng khích lệ, thể hiện niềm tin của cộng đồng doa

Đặc biệt, những chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 198/2024/QH15 của Quốc hội đã bước đầu phát huy hiệu quả, tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phục hồi mạnh mẽ.

Theo đó, riêng trong tháng 6/2025, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã lập kỷ lục với 24.422 doanh nghiệp, đây là mức cao chưa từng có. Trước đây, con số trung bình hàng tháng chỉ dao động ở mức 15.000 doanh nghiệp và chưa bao giờ vượt quá ngưỡng 16.000.

“Khi chúng tôi nhận được con số hơn 24.000 doanh nghiệp mới thành lập trong một tháng, thực sự rất phấn khởi”, bà Hương nhấn mạnh.

Không chỉ doanh nghiệp, khu vực hộ kinh doanh cá thể cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng. Riêng trong tháng 6/2025, số hộ kinh doanh thành lập mới tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước và tăng hơn 60% so với tháng trước đó. “So với mức trung bình tháng trong 2-3 năm gần đây, con số này cao gấp 2,4 lần”, bà Hương cho biết.

Một điểm sáng khác là xu hướng doanh nghiệp đang hoạt động tăng cường vốn đầu tư. Báo cáo cho thấy vốn bổ sung từ các doanh nghiệp hiện hữu đã tăng trên 100% so với cùng kỳ năm 2024. Điều này phản ánh rõ nét tâm lý sẵn sàng mở rộng hoạt động kinh doanh, cũng như sự lạc quan vào tiềm năng của thị trường trong nước.

Theo bà Hương, kết quả đạt được cho thấy các chính sách của Đảng và Nhà nước đang thực sự đi vào cuộc sống, khuyến khích mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, từ đó đóng góp quan trọng vào xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và bền vững.

“Bắt mạch” và tìm ra giải pháp cho kinh tế tư nhân bứt tốc

Nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp tư nhân tiếp tục bứt phá, mới đây, Bộ Tài chính đã có Quyết định 2260, về việc ban hành kế hoạch hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 138 của Chính phủ và Nghị quyết 168 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Tại Quyết định này, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ bám sát mục tiêu, yêu cầu của các Nghị quyết và lãnh đạo Bộ. Cụ thể, định kỳ trước ngày 25 hàng tháng, các đơn vị có nhiệm vụ báo cáo tiến độ, kết quả gửi Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể để tổng hợp, báo cáo.

Trong đó, Vụ Pháp chế có nhiệm vụ rà soát danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư để cắt, giảm, loại bỏ các ngành nghề không còn phù hợp.

Cục Đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến đầu tư, như chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp lớn dẫn dắt chuỗi cung ứng nội địa, cam kết chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cục cũng có nhiệm vụ xây dựng chính sách thúc đẩy nội địa hóa thông qua việc phát triển các liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Áp dụng tỷ lệ nội địa hóa phù hợp theo lộ trình trong các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn ưu tiên,...

Cục Thuế có nhiệm vụ rà soát, sửa đổi Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, để bãi bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh.

Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có nhiệm vụ xây dựng cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Vụ Các định chế tài chính có nhiệm vụ xây dựng Nghị định hướng dẫn chính sách lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp vay vốn qua các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng ESG;...

nguoncongluan.vn

Tin khác

Doanh nghiệp 20 giờ trước
Mới đây, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Doanh nghiệp 2 ngày trước
Theo thông tin từ Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính), trong tháng 6-2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao kỷ lục, đạt 24.422 doanh nghiệp, gấp hơn 2 lần giai đoạn 2021 - 2024.
Doanh nghiệp 3 ngày trước
Phó Thủ tướng lưu ý việc xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp ngành môi trường.
Doanh nghiệp 4 ngày trước
Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn tất việc sắp xếp tổ chức, số lượng công ty điện lực trực thuộc từ 27 xuống còn 17 đơn vị. Cùng với đó, 263 “Đội quản lý điện lực khu vực” đồng loạt hoạt động từ 1/7.
Doanh nghiệp 6 ngày trước
60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.