Thứ tư, 09/04/2025
  • Click để copy

Hà Nội cho phép 36 loại cây được chuyển đổi trên đất trồng lúa

08:24, 05/02/2025

UBND TP. Hà Nội đã cho phép 36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa. Trong đó, bao gồm nhóm cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh.

picture5-27032024023927-46-693-273

Làng hoa Mê Linh

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định Phê duyệt danh mục loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa.

Cụ thể, nhóm cây ăn quả (15 cây) được chuyển đổi trồng trên đất trồng lúa gồm: Cây ăn quả có múi (bưởi, cam, chanh, quýt, quất, phật thủ...), ổi, táo, thanh long, mít, hồng xiêm, nhãn, chuối, xoài, vải, na, nho, đu đủ, vú sữa, bơ.

Cây dược liệu (3 cây) được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gồm: Hoa hòe, đinh lăng, hoa nhài.

Loại cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh (18 cây) lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gồm: Hoa đào, hoa hồng, mộc hương, hải đường, tường vi, nguyệt quế, ngâu, mẫu đơn, cây tùng, hoa giấy, hoa ban, bàng đài loan, phượng vĩ, lộc vừng, cây chuông vàng, cây osaka, mai tứ quý, cây phát lộc.

UBND TP. Hà Nội giao Sở NN&PTNT phối với hợp UBND các quận, huyện triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo đúng quy định.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp trên toàn thành phố là 188.000 ha, trong đó hiện còn 165.593 ha đất trồng lúa.

 So với các loại rau màu, cây ăn quả, hoa - cây cảnh, giá trị từ cây lúa không cao. Vì vậy, trong định hướng cơ cấu lại sản xuất trồng trọt, Hà Nội sẽ giảm dần diện tích đất lúa từ 165.593 ha xuống còn 140.000 ha vào năm 2025 (giảm hơn 25.000ha). Thành phố cũng sẽ nghiên cứu chuyển đổi những diện tích đất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

Việc Hà Nội cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được người dân đánh giá cao. Bởi lẽ, hiện nay giá trị sản xuất lúa không cao nên người dân không mặn mà. Thậm chí, nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp khó khăn khiến người dân bỏ hoang, biến thành nơi đổ phế thải, chất thải... Do đó, với việc đa dạng hóa cây trồng trên đất trồng lúa sẽ khuyến khích người dân sản xuất, tránh bỏ hoang, lãng phí đất đai.

Thanh Hiếu/tienphong.vn

Tin khác

Kinh tế trang trại 1 ngày trước
Việt Nam có nguồn giống cây dược liệu rất lớn, nhiều loại quý hiếm, phục vụ ngành dược phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chế biến và tiêu thụ cây dược liệu ở nước ta vẫn manh mún, thô sơ, chưa thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất và xuất khẩu…
Kinh tế trang trại 1 tuần trước
Chiều 26/3, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, liên quan đến vụ việc báo chí phản ánh về việc Chủ tịch UBND xã Đắk Nia ký xác nhận "khai tử" một hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động trên địa bàn, đơn vị đã có chỉ đạo xử lý.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ V-Organic, xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) đang thành công với mô hình trồng rau xanh, trồng củ, quả thực phẩm hữu cơ. Quả cà chua ở trang trại ai nhìn cũng thích mắt.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Nuôi ốc bươu đen (nuôi ốc nhồi) theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chị Võ Thị Trang (32 tuổi, trú thôn Xa Bắc, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cho ra con đặc sản, bán hút hàng.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Trang trại bất ngờ mất điện, hệ thống làm mát bị hỏng khiến gần 8.000 con gà của vợ chồng khổ chủ ở Hà Tĩnh bị chết ngạt, thiệt hại hàng tỉ đồng.