Thứ hai, 06/01/2025
  • Click để copy

Thanh Hóa: Sản xuất lương thực đạt 1,5 triệu tấn và sử dụng khoảng 700 nghìn tấn mỗi năm

07:01, 31/08/2023

Đó là con số được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đưa ra trong Chương trình tọa đàm “Phát triển nông nghiệp bền vững tại Thanh Hóa: Hiện trạng và giải pháp” diễn ra vào ngày 30/8, tại TP biển Sầm Sơn.

image_50731777

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm do Hội Kinh tế Môi trường, UBND TP. Sầm Sơn và Tạp chí Kinh tế môi trường tổ chức. Dưới sự chủ trì của PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường. Cùng tham dự có các nhà khoa học, chuyên gia: PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; GS.TS Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Chương trình công nghệ sinh học quốc gia 2021-2030; TS Bùi Thanh Hương, Đại học quốc gia Hà Nội; ông Hoàng Viết Chọn - Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hoá…

Phát biểu buổi tọa đàm nhiều đại biểu đã khái quát qua tầm vĩ mô về sự phát triển nông nghiệp trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam, những thách thức, khó khăn, thuận lợi. PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam chia sẻ, ngày nay chúng ta đang ứng dụng phát triển khoa học vào nông nghiệp, tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối phó với những khó khăn như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn ra khắp nơi, nhất là biến đổi khí hậu đã tác động không nhỏ tới ngành nông nghiệp.

Còn PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh, trong nhiều năm qua, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực được xem mục tiêu quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là vấn đề then chốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, đẩy nguy cơ mất an ninh lương thực trở thành nỗi lo thường trực mọi quốc gia.

Ở nước ta đang thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân văn minh, thông minh. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến nền nông nghiệp mô hình tăng trưởng tích hợp đa giá trị theo hướng công nghệ cao, đa dạng, bền vững, phát thải thấp, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó, Việt Nam sẽ phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải nhà kính 10% so với năm 2020.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ có ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Nội dung Chỉ thị ban ra có nhiều hoạt động liên quan và trách nhiệm của từng bộ ngành và địa phương, doanh nghiệp cùng người dân thực hiện.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: Phát triển nông nghiệp nói chung và đảm bảo an ninh lương thực nói riêng đối với tỉnh Thanh Hoá luôn luôn là nhiệm vụ căn bản, là một trong những chương trình trọng tâm trong suốt 19 kỳ Đại hội đảng bộ tỉnh.

image_6483441

Ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa phát biểu tại buổi tọa đàm

Thanh Hoá xác định nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ của nền kinh tế, an ninh lương thực là yếu tố then chốt để đảm bảo an sinh và bình ổn xã hội. Trong giai đoạn mới hiện nay nông nghiệp còn có sứ mệnh là phát triển kinh tế, làm giàu cho người nông dân, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; đồng thời phải bảo vệ được môi trường sinh thái.

Trong 3 năm gần đây (2021-2023) tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa bình quân đạt 3,41%/năm; Quy mô giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt 36.738,9 tỷ đồng, tăng 3.667,6 tỷ đồng so với năm 2020. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản có những chuyển biến tích cực: Nông nghiệp giảm từ 69,1% năm 2020 xuống 67,2% năm 2023; Thủy sản tăng từ 23% năm 2020 lên 23,6% năm 2023; Quy mô ngành chăn nuôi trong tốp đầu cả nước. Sản lượng lương thực đạt1,585 triệu tấn.

Đặc biệt, trong phát triển nông nghiệp: An ninh lương thực là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực luôn được tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện bằng nhiều chủ trương giải pháp, chính sách trong suốt cả giai đoạn vừa qua. Như Thanh Hoá tiếp cận và nghiên cứu sâu sắc quan điểm và mục tiêu về an ninh lương thực được FAO  xác định dựa trên 4 trụ cột chính là: Đảm bảo đủ số lượng lương thực; Cung cấp kịp thời lương thực; Chất lượng lương thực đảm bảo và mọi người dân đều có thể tiếp cận nguồn lương thực.

Hiện nay toàn tỉnh đã hình thành vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao với diện tích 75 nghìn ha, vùng ngô thâm canh gần 20 nghìn ha. 7 nhà máy chế biến lúa gạo, 5 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng, 19 doanh nghiệp sản xuất phân bón, 3 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, 5 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị máy móc, cùng với hệ thống đại lý, hộ kinh doanh rộng khắp ở tất các địa bàn cấp huyện.

Tổng sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn (1,3 triệu tấn gạo, 2 triệu tấn ngô), trong đó sử dụng làm lương thực khoảng 700 nghìn tấn/ năm, dùng làm giống 15 nghìn tấn, thu mua dự trữ quốc gia 30 nghìn tấn, phục vụ chế biến các sản phẩm sau gạo khoảng 200 nghìn tấn, dùng làm thức ăn chăn nuôi khoảng 100 nghìn tấn. Lượng còn lại 455 nghìn tấn được mua bán trao đổi trên thị trường tự do.

Ông Hoàng Viết Chọn cho biết thêm, trong thời gian tới, Thanh Hoá xác định một số nhiệm vụ trọng tâm. Về trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng; Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 115 triệu đồng/ha trở lên.

Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng cho từng ngành hàng chăn nuôi; chăn nuôi hữu cơ, đặc sản. Về thủy sản: Phát triển nuôi trồng theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường; áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP...

Tin khác

Doanh nghiệp 1 ngày trước
Nghị định 02/2025/NĐ-CP bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp cụ thể.
Doanh nghiệp 3 ngày trước
Ngày 2.1, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đã ra quyết định xử phạt 5 đơn vị, cá nhân có hành vi sai phạm về an toàn thực phẩm, trong đó có 4 đơn vị quảng cáo sai sự thật, 1 đơn vị ghi nhãn không đúng các nội dung.
Doanh nghiệp 6 ngày trước
Vicem, doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt Nam ghi nhận lỗ lũy kế hơn 2.600 tỷ đồng trong năm 2024, trở thành đơn vị duy nhất thuộc Bộ Xây dựng báo lỗ. Không những vậy, Vicem đã từng "lọt tầm ngắm" của Bộ Tài chính khi có 7 khoản đầu tư tiềm ẩn rủi ro mất vốn đầu tư.
Doanh nghiệp 1 tuần trước
Đây là quan điểm chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ tại Hội nghị tổng kết hoạt động của ngành Dầu khí năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025.
Doanh nghiệp 1 tuần trước
Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp đang "mở khóa" thị trường khó tính này với gần 80% doanh số xuất khẩu.