Thứ sáu, 18/10/2024
  • Click để copy

Thanh Hóa: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp xanh

15:27, 24/05/2024

Trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã phát huy nội lực, xác định xây dựng nông thôn mới không chỉ dừng lại ở cơ sở hạ tầng, văn hóa… mà cần xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tích tụ đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

Cùng với cơ chế hỗ trợ của Trung ương, Thanh Hóa đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, tích cực phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, từ đó hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ… từng bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng giá trị hàng hóa nông sản.

Đặc biệt, từ năm 2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 13 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 Mô hình trồng dưa trong nhà màng, không sử dụng hóa chất ở xã Nga Thành, huyện Nga Sơn

 Mô hình trồng dưa trong nhà màng, không sử dụng hóa chất ở xã Nga Thành, huyện Nga Sơn

Từ đó, góp phần tái cơ cầu ngành nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn; lấy doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nông dân làm nhân tố trung tâm.

Đến nay, Thanh Hóa đã tích tụ được gần 50.000 ha để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng gần 38,7 nghìn ha so với năm 2018, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2025.

Nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ được người dân đầu tư phát triển đã và đang phát huy hiệu quả như các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hữu cơ kết hợp với du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan, mua sắm các sản phẩm nông nghiệp.

Đồng thời, việc tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 479 sản phẩm OCOP, trong đó có 56 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 5 sao. Nhiều sản phẩm như nước mắm Lê Gia, chiếu cói của Công ty Việt Anh, ống hút tre của HTX tre Thăng Thọ… được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ, thân thiện môi trường

Xác định xây dựng NTM gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực chuyển đổi mô hình trồng lúa sử dụng phân bón từ vô cơ sang hữu cơ; phát triển vùng luồng thâm canh, rừng gỗ lớn, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản; khuyến khích các HTX cũng như hộ nông dân tích tụ đất đai phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, xây dựng cơ chế hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tại Quyết định số 3825/QĐ-UBND, tỉnh Thanh Hóa Ban hành kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh phải phù hợp với các quan điểm, mục tiêu cụ thể. Xây dựng được lộ trình cụ thể, lựa chọn những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cấp, từng ngành và xây dựng được những giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp, khả thi để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

 Trang trại Thảo Hiền ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương là mô hình khép kín, không có chất thải ra môi trường

 Trang trại Thảo Hiền ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương là mô hình khép kín, không có chất thải ra môi trường

Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn; cùng với các nỗ lực thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất chủ lực, hình thành các cụm liên kết ngành, việc nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển.

Ngoài ra, tỉnh cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa - lý để tái chế các chất thải, phế phụ phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Đến nay, đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn được thực hiện. Điển hình, như trang trại chăn nuôi Thảo Hiền ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương. Trên diện tích được quy hoạch, trang trại Thảo Hiền đã đầu tư 8.000 m2 nhà lưới trồng rau và hoa quả, xây dựng hệ thống chuồng trại để nuôi gà, lợn và đào ao thả cá. Phần lớn thức ăn cho gà, lợn, cá là các phụ phẩm rau, củ, quả trong vườn. Chất thải của vật nuôi được đẩy xuống hệ thống bể kiên cố, trộn thêm các loại men vi sinh. Phân hoai mục trở thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng trong trang trại.

 Trang trại Thảo Hiền ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương là mô hình khép kín, không có chất thải ra môi trường

 Trang trại Thảo Hiền ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương là mô hình khép kín, không có chất thải ra môi trường

Việc đầu tư phát triển kinh tế theo Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn không rác thải không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, tạo ra các nông sản an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình triển còn một số hạn chế, như: Mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nước, lao động để tăng quy mô sản xuất. Việc phát triển theo chiều sâu, dựa vào công nghệ hiện đại còn hạn chế.

Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn

Tin khác

Kinh tế trang trại 1 tuần trước
Từ khi thành lập đến nay HTX hoạt động ổn định, sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế tập thể. Hiện nay, sản phẩm táo Cam Thành Nam, TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) đã được quảng bá rộng rãi, được nhiều khách hàng biết đến.
Kinh tế trang trại 1 tuần trước
Anh Nguyễn Minh Nhủ (xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) nuôi tôm công nghệ cao với diện tích 18ha, năng suất sản lượng 400 tấn tôm/năm. Mô hình nuôi tôm của Nông dân Việt Nam xuất sắc có doanh thu 45 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 20,5 tỉ đồng/năm.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Một chủ trang trại cá sấu ở Thái Lan đã quyết định tiêu hủy hơn 100 con cá sấu vì lo ngại chúng có thể trốn thoát trong đợt lũ lụt hiện tại và gây nguy hiểm cho tính mạng người dân.
Kinh tế trang trại 3 tuần trước
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện một trang trại chăn nuôi heo ở Kon Tum đã lắp đặt một đường ống dài gần 100m để xả nước thải ra con suối.
Kinh tế trang trại 1 tháng trước
UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 3 trang trại chăn nuôi heo với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.