Thứ sáu, 18/07/2025
  • Click để copy

Xây dựng Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm cao hơn 34m ở Yên Tử

07:38, 18/07/2025

Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm là phần chính của dự án tâm linh tại phường Yên Tử, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh làm chủ đầu tư.

Yen-Tu-6

Non thiêng Yên Tử. Ảnh: Việt Anh

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - chủ đầu tư dự án - vừa có bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.

Dự án đầu tư xây dựng Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm đã được UBND TP Uông Bí cũ phê duyệt tỉ lệ 1/500 tại xã Thượng Yên Công cũ (nay là phường Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh) vào tháng 3.2025.

Tổng diện tích dự án là 25.619,8m2 (hơn 25,6ha).

Dự án gồm: Công trình Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm có diện tích khoảng 3.256,6m2; Khu nhà sắp lễ (6 nhà) có diện tích khoảng 237,6m2; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ, như sân, đường, cây xanh, cấp thoát nước, cấp điện…

Tổng mức đầu tư: 162.648.163.126 đồng, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư.

Quy mô số người: tăng ni, sư thầy sinh hoạt, lưu trú tại chùa với số lượng khoảng 15 người và khoảng 550 khách vãng lai hành hương/ngày.

Đáng chú ý, Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm gồm khối đế và phần tháp công trình. Trong đó, chiều cao khối đế dưới (cốt +0.00) khoảng 14,85m, chiều cao phần bệ và thân tượng khoảng 34,07m.

Công trình được sử dụng chất liệu phần đế bê tông cốt thép kết hợp với đá tự nhiên tạo nên sự vững chãi và ổn định.

Phần thân tượng sử dụng chất liệu kết cấu khung thép Inox 304, bên ngoài bọc đồng dày 5mm, phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công trình điều kiện khí hậu khu vực.

Yen-Tu-Bao-Tuong

Vị trí thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm tại phường Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Mục tiêu của dự án là hình thành một quần thể tâm linh Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm kết nối với các chùa (Hoa Yên, chùa Đồng, Bảo Sái, Vân Tiêu, Giải Oan...), bảo Tượng Phật Hoàng và khu Trung tâm văn hóa Trúc Lâm, gắn kết với cảnh quan thiên nhiên phục vụ việc phát triển du lịch, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu học tập tìm hiểu về thiền phái Trúc Lâm và các nét văn hóa lịch sử tại Yên Tử, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng trong thời kỳ mới.

Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Dự án xây dựng Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm, chủ đầu tư phải tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, hạn chế việc san gạt ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực.

San nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế.

Cốt san nền khu Bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm dự kiến cốt cao nhất +397,9; cốt thấp nhất +385,4.

Khu cây xanh cảnh quan cốt cao nhất +421,8, cốt thấp nhất +413,0.

Khu đất giao thông hạ tầng kỹ thuật cốt cao nhất +485,2, cốt thấp nhất 482,2. 

theolaodong.vn

Tin khác

Văn hóa doanh nghiệp 4 ngày trước
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Trị, Việt Nam) và Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Khăm Muộn, Lào) được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
Văn hóa doanh nghiệp 5 ngày trước
Mới đây, Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) đã chính thức công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.
Văn hóa doanh nghiệp 1 tuần trước
Bộ VHTT&DL vừa quyết định đưa nghệ thuật chèo tỉnh Bắc Ninh vào danh mục "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.
Văn hóa doanh nghiệp 1 tuần trước
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 352/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng ban Chỉ đạo triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).
Văn hóa doanh nghiệp 1 tuần trước
Du lịch Việt 6 tháng đầu năm 2025 đã có những tín hiệu tích cực khi đón hơn 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm trước.